- Những động thái tích cực của Israel và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ.- Các dịch vụ y tế thông thường tại hơn 90% quốc gia trên thế giới đang bị gián đoạn Covid-19.- Các trường học trên toàn nước Pháp tổ chức khai giảng, bắt đầu năm mới trong bối cảnh dịch Covid-19.
- Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ.- Cảnh báo người tiêu dùng nhìn từ Vụ Pate Minh Chay gây ngộ độc?- EJOY- hệ sinh thái các ứng dụng học tiếng Anh cho người Việt.- Chuyện kể của những người bảo vệ Lễ đài ngày độc lập.- Những động thái tích cực của Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ.
Thủ tướng Israel vừa cho biết, ngoài thỏa thuận vừa đạt được với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) do Mỹ làm trung gian, Israel đang bí mật đàm phán về thiết lập quan hệ với một số nước Ả-rập. Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là có cơ sở khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vừa có chuyến thăm tới một số nước Ả-rập ở Trung Đông – chuyến đi được cho là nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa đồng minh Israel với các nước trong khu vực. Vấn đề dư luận rất quan tâm là các nước Ả-rập đã từng ký kết Sáng kiến Hòa bình Ả-rập năm 2002, trong đó kêu gọi Israel khỏi vùng đất chiếm đóng của các quốc gia Arab năm 1967, đặc biệt là của Palestine, coi đó là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đó là lý do đến thời điểm này, ngoài Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, hầu hết các quốc gia Ả-rập khác không công nhận Israel, không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. Tuy nhiên, liệu khối đoàn kết Ả-rập có lung lay trong điều kiện địa chính trị khu vực đã có nhiều thay đổi? Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc và phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
- Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?- Nhiều sản phẩm thực phẩm, dược liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.- Bình thường hóa quan hệ với Israel – thách thức khối đoàn kết Arab.- Những thế hệ doanh nhân giàu hoài bão - rạng rỡ Việt Nam.- Đức kêu gọi thế giới cần nỗ lực để đạt các mục tiêu chống biến đổi khí hậu đã đặt ra vào năm 2030.
Việc Israel và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hồi tuần trước không chỉ đặt một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương, mà còn được xem là “cơn địa chấn” tái định hình cục diện chính trị ở Trung Đông. Bản thân Thủ tướng Israel Netanyahu cũng tự tin rằng, sau khi bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Israel có thể tiến tới thiết lập quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác. Dù vậy, các nước Ả-rập lại nổi giận với thỏa thuận này, coi đây là lưỡi dao “đâm sau lưng thế giới Hồi giáo”, đi ngược lại thỏa thuận từng được các quốc gia Hồi giáo đưa ra năm 1967 là không công nhận nhà nước Israel.
Một thỏa thuận trở thành tâm điểm chú ý tại Trung Đông trong tuần qua. Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Israel đạt thỏa thuận tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn được xem là một bước tiến ngoại giao lịch sử tại khu vực, khi đa số các quốc gia Arab và Israel cho tới nay vẫn xem nhau như kẻ thù số một. Trong khi nhiều nước gọi đây là “đột phá to lớn”, một số ý kiến lại chỉ trích gay gắt, coi thỏa thuận này như “lưỡi dao” đâm sau lưng thế giới Hồi giáo, cụ thể là Palestine. Dù nhìn ở góc độ nào, giới quan sát cũng cho rằng thỏa thuận vừa rồi có thể sẽ tái định hình bức tranh địa - chính trị Trung Đông.
Trong tuần, với sự trung gian của Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc Israel và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đạt được một thỏa thuận hòa bình lịch sử bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao, khiến dư luận không khỏi bất ngờ. Giới phân tích nhận định, thỏa thuận mới sẽ “sắp xếp lại” địa chính trị mới ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh. Và sâu xa hơn nó thể hiện những tính toán chính trị mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống. Nhìn lại tình hình thế giới tuần qua, Biên tập viên Hồ Điệp bình luận: “Thỏa thuận lịch sử Isreal-UAE: Một mũi tên nhắm tới nhiều đích?”
Khu vực biên giới Syria - Israel lại vừa được « hâm nóng » bởi các vụ tấn công bằng tên lửa. Hãng tin nhà nước SANA của Syria thông tin, các tên lửa của Israel đã được phóng từ Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Syria, nhằm vào các mục tiêu ở phía nam thủ đô Damas. Phòng không Syria đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này nhưng cuộc tấn công đã khiến 7 binh sĩ Syria bị thương. Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công mà các nguồn tin tình báo phương Tây cho rằng do phía Israel tiến hành nhằm vào các mục tiêu được Iran hậu thuẫn ở Syria. Theo giới quan sát, những diễn biến này đang càng làm phức tạp thêm mối quan hệ chồng chéo Israel - Syria - Iran. BTV Phương Hoa có cuộc trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.
- Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng: Trách nhiệm không chỉ của tài xế.- Nhân sự đại hội: Mỗi lá phiếu phải dĩ công vi thượng.- Xung đột tại khu vực biên giới Syria - Israel lại diễn biến phức tạp.- Bài đầu tiên trong loạt phóng sự “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình” với nhan đề “Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh”.- Trung Quốc có thể trả đũa Nokia, Ericsson nếu EU cấm Huawei.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng làm sao để hiệu quả?- Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất bắt đầu gia nhập cuộc đua chinh phục sao Hỏa.- Chiến dịch ôm cây, chia sẻ tình cảm trong mùa Covid- 19 tại Israel.- Anh Phan Minh Tiến, chủ thương hiệu mật dừa nước Ông Sáu với mong muốn đưa mật dừa nước ra thị trường thế giới.
Đang phát
Live