
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh huy động nguồn lực từ hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ phát triển đất nước.- Cục Đường bộ Việt Nam phản hồi về đề xuất của một số tỉnh, không cấm xe cỡ lớn đi cao tốc Cam Lộ - La Sơn.- Xác định trách nhiệm về những thiệt hại của nhà đầu tư, liên quan sự cố tấn công an ninh mạng Công ty chứng khoán VNDirect, như thế nào?- Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm, trong đó nhấn mạnh thượng tôn pháp luật và tự do hàng hải ở Biển Đông.- Kazakhstan sơ tán 16.000 người do lũ lụt, đồng thời cảnh báo mực nước có thể dâng cao hơn nữa khi tuyết tan trên khắp thảo nguyên rộng lớn.
Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1 đạt khá, kỳ vọng phát huy động lực tăng trưởng này ngay từ đầu năm.- Hôm qua, VnIndex đã có phiên giảm mạnh nhất từ đầu năm nay, nhưng thanh khoản cũng đạt mức cao nhất của 3 tuần qua.
Tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương diễn ra sáng nay, tại Hà Nội, các đại biểu nhấn mạnh: Cùng với thành tựu của đất nước, người dân phải được thụ hưởng một cách thực chất, trước hết là ngôi nhà để "an cư lạc nghiệp".
Ước tính có khoảng nửa triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hồi cuối năm 2022 và đầu năm nay sắp đáo hạn. Trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng liên tiếp giảm sâu và kéo dài như hiện nay, liệu có xảy ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền từ tiết kiệm sang lĩnh vực khác?, kênh gửi tiền tiết kiệm còn hấp dẫn với người dân?
Chiều nay, Quốc hội nghe các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sánh nhà nước 5 năm 2021-2025. Các báo cáo của Chính phủ đều thể hiện sự quyết tâm huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có những thay đổi để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn phụ trách khâu ra đề thi. Hiện Bộ đang lấy ý kiến xã hội về 3 phương án môn thi tốt nghiệp (gồm số lượng môn thi bắt buộc và tự chọn), dự kiến sẽ công bố phướng án thi chính thức vào quý 4 năm nay. Cũng trong thời gian này, Bộ đang nghiên cứu về định dạng đề thi tốt nghiệp và chuẩn bị huy động đội ngũ giáo viên các địa phương, chuyên gia cùng tham gia xây dựng đề thi.
Tuy Đông Nam bộ vẫn là vùng kinh tế quan trọng nhất, lớn nhất cả nước nhưng vai trò, vị trí của vùng trong nền kinh tế đang suy giảm một cách toàn diện trên tất cả các mặt. Là đầu tàu kinh tế nhưng động cơ của nó đã lạc hậu, không còn phù hợp và đang yếu dần. Kết cấu hạ tầng vùng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, thiếu tính kết nối và đồng bộ. Hệ thống giao thông quá tải, tắc nghẽn, ngập úng thì thường xuyên…Do đó để vùng này tiếp tục là đầu tàu của cả nước thì rất cần có các giải pháp để giải quyết điểm nghẽn về thể chế và hạ tầng. Phóng viên Hà Khánh có bài để cập nội dung này.
Sơn La là địa bàn trọng điểm về ma túy, với hơn 6.000 người nghiện, trên 43% xã trọng điểm về ma tuý, mỗi năm khởi tố hàng nghìn đối tượng liên quan đến ma túy. Tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn Sơn La trong những năm gần đây cơ bản được kiềm chế, kiểm soát, tuy nhiên vẫn diễn biến phức tạp tại một số huyện biên giới, tuyến, địa bàn trọng điểm. Cả hệ thống chính trị ở Sơn La đã và đang vào cuộc, với những giải pháp quyết liệt, phấn đấu đưa Sơn La ra khỏi diện trọng điểm về ma túy của cả nước vào năm 2030. Phát huy vai trò nòng cốt, Công an Sơn La đã đấu tranh với tội phạm về ma tuý, huy động sức dân trong phòng, chống và đẩy lùi ma tuý, chuyển hoá địa bàn phức tạp và rộng mở cánh cửa đón người lầm lỡ trở về.
Vẽ các dự án bất động sản “ma”, lập các kênh đầu tư tài chính “ảo”... để huy động vốn từ nhiều cá nhân bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh hay ủy thác đầu tư, lừa đảo các nhà đầu tư bằng việc hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng nhưng thực chất là lấy tiền của người trước trả cho người sau - hình thức huy động vốn đa cấp, dù đã được cảnh báo nhưng chỉ vì hám lợi, rất nhiều người vẫn “sập bẫy”. Làm thế nào để nhận diện và tránh được những “bẫy lừa” huy động vốn đang “giăng mùng” trên khắp các lĩnh vực hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình hôm nay.
Vẽ các dự án bất động sản “ma”, lập các kênh đầu tư tài chính “ảo”... để huy động vốn từ nhiều cá nhân bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh hay ủy thác đầu tư, lừa đảo nhà đầu tư bằng việc hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng nhưng thực chất là lấy tiền của người trước trả cho người sau - hình thức huy động vốn đa cấp, dù đã được cảnh báo nhưng chỉ vì hám lợi, rất nhiều người vẫn “sập bẫy”. Giải pháp nào để ngăn chặn triệt để các thủ đoạn góp vốn đầu tư trá hình? Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.