Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong biến động nhanh và khó khăn của kinh tế quốc tế, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay. Với những giải pháp đồng bộ, tăng trưởng tín dụng tích cực ngay từ đầu năm, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024 và tín dụng đã được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh. Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận:
"Huy động vốn so cùng kỳ hiện nay của hệ thống ngân hàng đạt 6,57%, trong đó tốc độ tăng trưởng của dân cư là 4,44 %. Đây là mức tốc độ tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ giai đoạn trước. Tuy nhiên, tốc độ huy động vốn vẫn đang thấp hơn khá xa tốc độ tăng trưởng tín dụng đến 30 tháng 6 gần xấp xỉ 10%, trong đó tốc độ huy động vốn là 6,57%. Khi tín dụng tăng lên thì đương nhiên công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng theo. Với số liệu tăng trưởng tín dụng và huy động vốn tăng như thế thì chúng tôi thấy đây là một hoạt động rất bình thường".

Trong 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, góp phần ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh:
"Trong những tháng cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt và kịp thời hiệu quả đồng bộ, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành một cách phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lên ưu tiên và kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực rủi ro".

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ vay vốn, cũng như các điều kiện tài sản đảm bảo và các yếu tố khác./.
Trong 5 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm 2024, giao dịch TTKDTM tăng 45,44% về số lượng và 25,21% về giá trị; qua kênh Internet tăng 47,09% về số lượng và 34,46% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 39,90% về số lượng và 23,22% về giá trị; giao dịch qua QR Code tăng 76,62% về số lượng và 179.14% về giá trị; qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 9,99% về số lượng và tăng 39,85% về giá trị; qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 14,33% về số lượng và 3,85% về giá trị.