
Mâu thuẫn nhỏ - hậu quả lớn – những hệ lụy từ sự vô cảm của người lớn trong giải quyết mâu thuẫn con trẻ.- EU hoãn thông qua Luật Phục hồi thiên nhiên - tham vọng bị bỏ dở?- Lạng Sơn- hiệu quả “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”.
Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân cácbon - Hướng tới Net Zero”, nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Để hiện thực hoá Thông điệp này, Việt Nam tiếp tục hưởng ứng Chiến dịch bằng nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục lan toả tới cộng đồng thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”. Sự kiện tắt đèn “60+” được diễn ra từ 20h30 đến 21h30 thứ 7 ngày 23/03. Đây cũng là nội dung của Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Sáng nay (16/3/2024), Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động toàn dân thực hiện tiết kiệm điện và Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 tại Công viên Thống Nhất, Thành phố Hà Nội. Sự kiện nhằm lan toả thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen” - thông điệp của Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện. Đã có hơn 1.500 vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên, các chuyên gia, người dân trên địa bàn Thủ đô và du khách nước ngoài tham gia hưởng ứng. Ghi nhận của PV Nguyên Long tại sự kiện này:
Tại tỉnh Sóc Trăng, tình hình mặn xâm nhập đang diễn biến khá gay gắt. Song, nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con nông dân ở địa phương vẫn xây dựng được nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập ổn định giữa mùa khô, hạn mặn và thiếu nước ngọt.
Ngày 14/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. Trong 12 nhóm giải pháp lớn, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giao trách nhiệm cho từng đối tượng chủ thể liên quan. “Triển khai các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giải pháp tiết kiệm điện nhằm đảm bảo điện cao điểm mùa khô năm 2024” - là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Những kết quả tích cực, cùng khó khăn, bất cập đã được các sở, ngành, địa phương chỉ ra và bàn giải pháp tháo gỡ thông qua cuộc giám sát của Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023.
Việc đăng ký thi đánh giá năng lực vừa qua của ĐH Quốc gia Hà Nội đã trở thành đợt đăng ký nhớ đời với phụ huynh và thí sinh, là thông tin nhận được sự quan tâm lớn của dư luận những ngày qua. Cụ thể, ngay sau khi Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực đã xảy ra tình trạng nghẽn cổng đăng ký do số lượng thí sinh truy cập tăng cao. Trong các mùa tuyển sinh những năm gần đây, nhiều trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, ứng dựng công nghệ thông tin vào công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, do tình trạng nghẽn mạng và một số bất cập khác đã gây hoang mang, lo lắng cho thí sinh và gia đình. Giải pháp nào để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực hiệu quả và chất lượng? Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc, Hệ thống giáo dục Học mãi - Người có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá năng lực cùng bàn luận câu này.
Khát vọng của người nghèo giờ không chỉ là ăn đủ no, mặc đủ ấm mà là một cuộc sống hạnh phúc xây dựng trên nền tảng sinh kế bền vững, hòa mình cùng công cuộc xây dựng nông thôn mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây vừa là thành quả, vừa là thách thức của Ngân hàng chính sách xã hội trên chặng đường mới với “sứ mệnh” giúp bà con làm kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, nhấn mạnh việc khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.- Lần đầu tiên, thành phố Hà Nội vận hành một tuyến đường dành riêng cho xe đạp.- Tp Hải Phòng nỗ lực xây dựng các khu công nghiệp xanh từng bước hình thành các khu công nghiệp sinh thái, các chuỗi sản xuất tuần hoàn, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050.- Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức từ 5,25% đến 5,5%; đồng thời cho biết chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất. Thị trường chứng khoán phố Wall đã phản ứng tiêu cựcvới tuyên bố này.- Số lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu vượt mốc 5 tỷ, tương đương hơn 62% dân số thế giới.
Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt. Tuy vậy, pháp luật hiện quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (tức là trên 0,4 miligam trong một lít khí thở hoặc quá 80 miligam trông 100 ml máu) dù cao đến mấy, vẫn chung một hình phạt. Vì thế, nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3, nên phân tách thành các mức phạt cao hơn. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Có cần thiết tăng mức xử phạt đối với các vi phạm nồng độ cồn nghiêm trọng khi lái xe? Còn vướng mắc nào cần điều chỉnh? Phải làm gì để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đặc biệt trong dịp tổ chức rất nhiều bữa tiệc Tất niên hiện nay và cả trong dịp nghỉ Tết sắp tới? Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói VN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live