
Để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công được giao trong năm nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy định cụ thể các mốc thời gian hoàn thành, đồng thời thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án theo quy định, qua đó giải ngân vốn đầu tư công đạt cao nhất từ năm 2016 đến nay.
Để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công được giao trong năm nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy định cụ thể các mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2023. Đồng thời thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án theo quy định, qua đó giải ngân vốn đầu tư công đạt cao nhất từ năm 2016 đến nay.
Quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường của thành phố Hà Nội sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025 nếu rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong những ngày qua. Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc khó, không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà còn tác động đến vấn đề cán bộ, tổ chức hoạt động của bộ máy và thậm chí là quyền lợi của người dân. Vì thế, mới đây, tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn tới phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo ra không gian phát triển mới, tư duy mới, tầm nhìn mới. Để thực hiện được yêu cầu đó, chắc chắn, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không thể là phép cộng cơ học của những tiêu chí về diện tích, dân số. Vậy các tiêu chí nào cần được tính toán để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả?.Ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Tỉnh miền núi Sơn La có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, việc đồng hành, hỗ trợ nông dân có nguồn vốn để tạo sinh kế, mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo... được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.
Sáng nay (19/7), tại thành phố Quy Nhơn, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2023. Tham dự Hội nghị có 250 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và một số ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương và địa phương.
Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù này để phát triển các địa phương. Tuy nhiên, những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và GS-TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15 cùng bàn luận câu chuyện này.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Thời gian qua, điện mặt trời mái nhà đã phát huy khá hiệu quả ở khu vực miền Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh nguồn cung ứng điện ở miền Bắc thiếu hụt trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua, việc khai thác điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc cũng đã được đặt ra. Phát triển điện mặt trời mái nhà: Làm sao để khai thác hiệu quả tiềm năng? Chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các Hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Nghỉ hè là khoảng thời gian nhiều học sinh, đặc biệt là trẻ em yêu thích, mong đợi. Thế nhưng, nghỉ hè cũng là khoảng thời gian nhiều phụ huynh loay hoay, chật vật: để các em tự do sinh hoạt thì có thể nảy sinh tiêu cực, thậm chí hậu quả khôn lường, còn nếu quá để tâm đến các con, công việc lại bị ảnh hưởng. Nắm bắt tâm lý đó, rất nhiều khoá học mùa hè dành cho học sinh, trẻ em đã ra đời – chủ yếu do các công ty tổ chức sự kiện thực hiện và thu phí. Mục đích, mục tiêu là tốt, nhưng thực tế cũng đã bộc lộ những mặt chưa được. Bà Lê Quỳnh Lan – Quản lý tác động chương trình và đối tác, Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam với nhiều hoạt động uy tín toàn cầu vì trẻ em cùng bàn luận câu chuyện này.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố giá SGK mới của lớp 4, lớp 8 và lớp 11 ở hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Công ty cổ phần đầu tư và xuất bản giáo dục Việt Nam (VEPIC) cũng đã có giá bộ Cánh diều. Đây là 3 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt sau khi thẩm định, làm cơ sở để các trường học lựa chọn, giảng dạy từ năm học 2023-2024. Mỗi bộ SGK lớp 4, 8, 11 chương trình phổ thông mới áp dụng từ năm học 2023-2024 có giá 250.000 đến 390.000 đồng, cao hơn 2-3 lần so với bộ đang sử dụng. Câu chuyện giá SGK tăng cao là tâm điểm của dư luận suốt từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ ở mỗi gia đình, mà còn làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Hàng loạt các câu hỏi được các đại biểu QH nêu ra – chất vấn các vị trưởng ngành Tài chính và Giáo dục – đào tạo như: tại sao giá SGK mới cao đột biến? Tại sao chưa đưa mặt hàng này vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá? Giải pháp giúp ổn định lâu dài? cùng với đó là những băn khoăn về trợ giá SGK cho học sinh ở các vùng khó khăn. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Vượt qua những khó khăn của khí hậu, thời tiết rất khắc nghiệt - của 2 mùa mưa to, nắng gắt - cán bộ, chiến sĩ, quân và dân đang sinh sống, làm việc trên các đảo tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời để sản xuất điện. Điện mặt trời ở đây được phát huy, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động sản xuất và đời sống thay vì phải chạy máy phát điện như trước đây. Ghi nhận của PV Nguyên Long trong chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cuối tháng 5/2023 vừa qua.
Đang phát
Live