Vào rạng sáng nay (12/04, theo giờ Nhật Bản), Hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật Bản - Philippines lần đầu tiên đã được tổ chức tại Nhà trắng ở Washington, Mỹ. Tại Hội nghị, các bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Ngày 10/04 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Nhà Trắng ở Washington. Sau hội nghị thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã tổ chức họp báo và ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực quan trọng.
Ngày 21/3, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu đã tới Brussels nhóm họp, để thảo luận về một loạt vấn đề nóng của Khối Liên minh và thế giới; bao gồm việc tăng cường và đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine, xây dựng chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu, tình hình nhân đạo tại Gaza, vấn đề cải cách hệ thống nông nghiệp châu Âu và đánh giá sự chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh. Cuộc họp có sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu Gujarat Đầy sức sống" diễn ra ngày 10/1 tại thành phố Gandhinagar, bang Gujarat , Ấn Độ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thương mại điện tử, thành phố thông minh là những chủ đề phát triển của tương lai. Với vị thế của mình, Ấn Độ hoàn toàn có thể phát huy vai trò dẫn dắt trong tiến trình này.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và các nước Tây Balkan vừa có cuộc gặp thượng đỉnh tại Bruxelles, Bỉ với hàng loạt mối quan tâm chung. Hội nghị được đánh giá là cơ hội để hai bên tái khẳng định quan hệ hợp tác, cũng như thúc đẩy lộ trình để 6 quốc gia Tây Balkan có thể sớm trở thành thành viên của EU. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đặt ra nhiều thách thức, giới chức EU đang phải thúc đẩy quá trình mở rộng khối - vốn đình trệ từ năm 2013. Triển vọng quá trình này ra sao cũng như định hướng quan hệ EU - Tây Balkan thời gian tới?
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất để tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 28.- Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho đồng bào dân tộc thiểu số.- Từ hôm nay bắt đầu diễn ra Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ 13 với sự tham dự của hơn 1.100 đại biểu đại diễn cho hơn 11 triệu đoàn viên cả nước.- Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị COP 28, các bên đã thống nhất khởi động Quỹ bồi thương cho các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Một số nước cam kết góp hàng trăm triệu đô la Mỹ cho quỹ.- Ấn Độ phê duyệt hợp đồng mua sắm vũ khí lớn nhất từ trước tới nay, lên tới 26 tỷ đô la Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Bruxelles, Bỉ. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU thảo luận về những vấn đề “nóng” của khối, trong đó phải kể đến căng thẳng giữa Ixraen và phong trào Hồi giáo Hamas, cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga-Ucraina, nỗ lực hỗ trợ cho Ki-ép, cũng như các vấn đề kinh tế, di cư và an ninh, quốc phòng của EU.
Sau một năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lại gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra trong hai ngày 25-26/9 tại Washington. Hội nghị này được xem như “bài sát hạch” với Mỹ trong việc thực hiện những cam kết với khu vực mà Mỹ từng đưa ra cách đây một năm. Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jeans Pierre, sự kiện này là cơ hội để Mỹ tăng cường quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương, để cùng thảo luận những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững. Nhưng theo các chuyên gia, điều quan trọng là Mỹ phải cân bằng được những quan ngại về an ninh của Mỹ với những ưu tiên phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích rõ hơn nội dung này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về khí hậu.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Quốc hội nước ta lên đường thăm chính thức Băng-la-đét.- Tỉnh Đồng Tháp bàn giao mỏ cát cung ứng công trình cao tốc theo đúng cam kết, góp phần thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm thi công đúng tiến độ.- Nhà vua Anh Charles-3 công du nước Pháp, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước dầu tiên kể từ khi ông lên ngôi.- Ấn Độ khuyến cáo công dân tại Canada thận trọng khi quan hệ giữa hai nước đang xấu đi.
Mở đầu các hoạt động tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2023.- Các địa phương sẵn sàng cho lễ khai giảng năm học mới.- PV Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ của ngành giáo dục trong năm học mới, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông.- 76 người chết vì tai nạn giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ.- Mưa lớn kéo dài khiến đường nối Bình Phước với Lâm Đồng sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.- Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với thông điệp tạo dựng đồng thuận nhằm ứng phó với các thách thức kinh tế và phát triển toàn cầu.- Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể xây dựng chiến lược điều trị căn bệnh ung thư hiệu quả.
Đang phát
Live