Hội nghị Ngoại trưởng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong hai ngày hôm nay và ngày mai tại Brúc-xen, Bỉ. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng nước này sẽ tham dự hội nghị để nhấn mạnh quyết tâm của Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương – mối quan hệ đã phần nào rạn nứt dưới thời ông Donald Trump. Đây sẽ là cơ sở để NATO hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng trong Sáng kiến NATO 2030 nhằm tăng cường khả năng thích ứng của khối trước các mối lo ngại như Nga, Trung Quốc hay các thách thức an ninh khu vực khác. Phóng viên Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp về nội dung này.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giải đáp về Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2.- Mục đích, ý nghĩa của Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2.-Việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, nhận xét của cử tri đối với những người ứng cử sẽ được tổ chức sau khi Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 kết thúc.
- Hội nghị hiệp thương lần 2 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức, thông qua danh sách 205 người ở Trung ương ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15.- Vải thiều Lục Ngạn vừa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.- Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, Liên minh châu Âu có thể sẽ trừng phạt các quan chức và tổ chức của Trung Quốc.- Iran công bố kết quả điều tra vụ bắn nhầm máy bay chở khách Ucraina năm ngoái khiến toàn bộ 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Việc bổ sung, thay đổi danh sách người ứng cử sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 và xác minh, trả lời kiến nghị của cử tri đối với người ứng cử. Cụ thể:- Sau khi đã hết hạn tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 thì có thể bổ sung hoặc thay đổi danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND để đưa ra Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 được không?- Việc xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện như thế nào?- Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND được tiến hành như thế nào?
Một sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà quan sát quốc tế, đó là cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia vào ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Được biết đến với tên gọi “Đối thoại tứ giác an ninh”, đây là diễn đàn chiến lược không chính thức giữa 4 nước, được duy trì bằng các cuộc họp, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự chung kể từ khi thành lập vào năm 2007. Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ tứ kim cương” được tổ chức, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ. Điều này không chỉ mang ý nghĩa thắt chặt mối liên kết giữa 4 nước mà còn thể hiện cam kết chính trị của nhóm được nâng lên mức cao hơn, tác động tới bức tranh địa chính trị khu vực, trong đó có việc tạo ra sự cân bằng quyền lực với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với TS Đỗ Sơn Hải – Học viện Ngoại giao sẽ bình luận sâu hơn nội dung này.
Sau hơn một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sáng nay Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã bế mạc, thông qua nhân sự ứng cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội với số phiếu rất tập trung thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao của Ban chấp hành Trung ương. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phảt biểu bế mạc Hội nghị. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài phát biều này.
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tháo gỡ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 25 và 26/2 với trọng tâm chính xoay quanh việc điều chỉnh chiến lược chung để phó với đại dịch Covid-19. Diễn ra giữa lúc người dân châu Âu đang mong mỏi chính phủ các nước cần phải có giải pháp thúc đẩy công tác tiêm chủng, hội nghị được xem là cơ hội cho các lãnh đạo châu Âu giải quyết chiến lược vaccine của khối, hạn chế việc di chuyển tự do của người dân, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong mùa dịch bệnh. Tổng hợp của Biên tập viên Phương Anh:
Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu hôm nay họp trực tuyến nhằm tìm đối sách chung ứng phó với Nga sau khi nước này từ chối đề nghị trả tự do cho nhân vật đối lập nhiều tai tiếng Alexei Navalny. Cuộc họp có thể chứng kiến việc lần đầu tiên Liên minh châu Âu kích hoạt cơ chế trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga. Bước đi có thể đẩy quan hệ hai bên tới một nấc thang căng thẳng mới.
Đang phát
Live