Chưa đầy 12 tiếng sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua tuyên bố chủ tịch lên án các hành động bạo lực nhắm vào dân thường ở Myanmar, hôm qua, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại ất nước Đông Nam Á khiến ít nhất 12 người thiệt mạng. Những diễn biến này cho thấy, cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar chưa thể sớm chấm dứt bất chấp việc hội đồng quân sự cầm quyền của nước này tuyên bố sẽ chỉ điều hành đất nước trong khoảng 1 thời gian nhất định, sau đó sẽ tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao quyền lực cho đảng nào giành chiến thắng.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hôm qua đã họp kín về tình hình Myanmar, trong bối cảnh căng thẳng ở quốc gia Đông Nam Á này vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu sau hơn 1 tháng bùng phát. Đại diện các nước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực leo thang, gây thương vong cho dân thường, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại. Đây là cuộc họp thứ 2 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Mi-an-ma chỉ trong hơn 1 tháng qua.
Tình hình Myanmar đến nay vẫn hết sức căng thẳng, khi có các báo cáo về số người thiệt mạng trong biểu tình gia tăng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến ngày mai sẽ tổ chức nhóm họp về vấn đề này; trong khi Nga tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tìm ra giải pháp. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có Phiên thảo luận trực tuyến Cấp cao với chủ đề “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Thực hiện Nghị quyết 2532 nhằm bảo đảm tiếp cận vaccinne Covid-19 một cách công bằng trong bối cảnh xung đột và mất an ninh”. Đây là phiên họp đầu tiên tại Hội đồng Bảo an có sự tham gia của Mỹ kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua và nó cho thấy sự thay đổi quan điểm của chính quyền mới ở Mỹ khi tiếp cận các vấn đề quốc tế.
Hôm qua (17/2) tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có Phiên thảo luận trực tuyến Cấp cao với chủ đề “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Thực hiện Nghị quyết 2532 nhằm bảo đảm tiếp cận vaccine Covid-19 một cách công bằng trong bối cảnh xung đột và mất an ninh”. Đây là phiên họp đầu tiên tại Hội đồng Bảo an có sự tham gia của Mỹ kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua và nó cho thấy sự thay đổi quan điểm của chính quyền mới ở Mỹ khi tiếp cận các vấn đề quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa phê chuẩn lệnh ngừng bắn do các bên tham chiến tại Libya đạt được cuối tuần qua, đồng thời kêu gọi các bên hãy thực thi cam kết này một cách trọn vẹn. Các thành viên Hội đồng bảo an hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn vừa được ký ở Giơ-ne-vơ dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và kêu gọi các bên hãy quyết tâm đạt được giải pháp chính trị cho Libya trong cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/11 tới tại Tuynidi. Trước đó, thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn cho Libya đạt được sau 5 ngày đàm phán với Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian. Thỏa thuận này là “bước ngoặt” quan trọng hướng tới hòa bình và ổn định đối với đất nước Bắc Phi vốn đã hứng chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh kéo dài. Để có thêm thông tin về thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn Libya, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông.
Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita đã buộc phải từ chức và giải tán Quốc hội chỉ vài giờ sau khi bị các binh sĩ nổi loạn bắt giữ. Cuộc đảo chính quân sự này là đỉnh điểm của nhiều tháng khủng hoảng chính trị, cũng như các cuộc biểu tình kéo dài phản đối tình trạng an ninh xuống cấp và tham nhũng tràn lan. Các quốc gia láng giềng Tây Phi đã ngay lập tức quyết định đóng cửa biên giới với Mali, trong khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng triệu tập một cuộc họp khẩn trong ngày hôm nay. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng trao thưởng 15 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2019.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.- Nước ta ghi nhận thêm 3 ca mới mắc Covid-19. Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.- Pháp ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ khi gỡ phong tỏa, khiến người dân lo ngại về làn sóng dịch thứ 2.- Nga thông báo giá xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 ít nhất là 10 đô la Mỹ cho 2 liều.- Bài bình luận: "Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt – càng gỡ càng rối”
Cùng với điểm nóng Mỹ-Trung và cuộc tổng tuyển cử tại Singapore, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể gia hạn Nghị quyết nhân đạo xuyên biên giới Syria, cho dù nghị quyết đã chính thức hết hạn hôm 10/7. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Hội đồng Bảo an không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Trong cuộc bỏ phiếu hôm 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Đáp lại, Mỹ, Anh, Pháp, Đức lại lên tiếng phản đối Nga và Trung Quốc. Vì sao Hội đồng Bảo an vẫn không thể thông qua một nghị quyết nhân đạo trong vấn đề Syria? Và tác động của nó tới tình hình khu vực ra sao? Trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.
- Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn.- Lúng túng xử lí tình trạng karaoke loa kéo gây nhiều bức xúc ở TPHCM.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria: Sẽ tác động xấu đến ổn định khu vực?- Thị trường bất động sản "phân lô bán nền" và câu chuyện quản lý.- WHO thành lập Ủy ban độc lập đánh giá công tác xử lý dịch COVID-19.
Đang phát
Live