Sau khi một khu dân cư xuất hiện trở lại các ca bệnh trong cộng đồng, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đã ra một thông báo khẩn về việc tiến hành xét nghiệm sàng lọc bệnh nhân Covid-19 trên toàn thành phố. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh:
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Hồ Chí Minh- Hành trình khát vọng”.- Giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để công bố hết dịch COVID-19 khi nguy cơ bên ngoài vẫn còn, nhưng sẽ tiếp tục nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế để sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân được trở lại bình thường. Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về ứng phó với dịch COVID-19.- Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm hàng loạt lãi suất điều hành ở mức 0,5% từ ngày mai nhằm gỡ khó cho hoạt động kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.- Sân bay quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới.- Người phát ngôn của Tổng thống Nga dương tính với virus Sars Cov-2 trong khi Nga đã chính thức vượt qua Tây Ban Nha, trở thành nước thứ hai trên thế giới về số ca nhiễm COVID-19.- Nhật Bản gia hạn lưu trú thêm 3 tháng đối với người nước ngoài có thị thực hết hạn vào tháng 7 năm nay nhằm giúp giảm áp lực xin gia hạn thị thực.
Ở thời điểm này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế. Các nước đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch và cuộc sống dần trở lại bình thường. Nhưng điều người ta dễ nhận thấy nhất ở thời điểm này, đó là những thay đổi sâu sắc ở các quốc gia, ở từng cộng đồng xã hội, ở mỗi con người sau đại dịch. Đài TNVN chuyển tới quý vị và các bạn những góc nhìn của các học giả quốc tế về một thế giới sau đại dịch; một thế giới biến chuyển sâu sắc sau những tác động - tổn thương mà dịch COVID-19 đã gây ra. Đó là những thay đổi ở góc độ toàn cầu hóa, ở góc độ địa chính trị, ở góc độ kinh tế, ứng xử giữa con người với con người và cả những tác động trực diện tới khu vực ASEAN và chính Việt Nam chúng ta. Và “Thế giới hậu đại dịch” hôm nay (12/5), Đài TNVN giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu lịch sử Israel ông Yuval Noah Harari, tác giả của cuốn sách đã được nhiều độc giả Việt Nam biết đến: “Sapiens: Lược sử loài người”.
- Cán bộ lãnh đạo là trung tâm đoàn kết thống nhất cao của toàn Đảng.- Ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý buộc tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu.- Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận.- Có khả năng triển khai dịch vụ tiền di động trong năm nay.- Thanh Hóa: Hàng nghìn người xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ.- Giải bài toán đầu ra cho vụ vải thiều năm nay.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ.
- “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” - Hội nghị trực tuyến toàn quốc Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp hôm nay chính là để cụ thể hóa chiến thuật tập trung vào “5 mũi giáp công” mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cùng thực hiện trong thời kỳ hậu Covid-19.- Các tỉnh, thành phố tập trung hỗ trợ nhóm lao động tự do, lao động dừng hợp đồng theo Quyết định 15 của Thủ tướng chính phủ.- Trong tình trạng nắng hạn kéo dài tại nhiều khu vực trong cả nước, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, một số tỉnh ở Tây Nguyên đã có những sáng kiến chống hạn độc đáo.- Nước Nga long trọng tổ chức kỷ nhiệm 75 Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại theo các hình thức chưa từng có tiền lệ.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tham dự Phiên họp trực tuyến Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kỷ niệm 75 năm chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã khẳng định khát vọng chung của nhân loại về hòa bình, tự do và công lý, cùng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ chiến thắng mọi hành vi đối đầu, sử dụng vũ lực và tham vọng thống trị, bá quyền.
Tình hình hạn hán tại khu vực Trung Bộ và Tây nguyên đang hết sức nghiêm trọng. Hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn ha đất nông nghiệp không canh tác được do thiếu nước và nhiễm mặn. Đây là thực tế đang gây không ít khó khăn cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Làm sao để đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt cho các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên, cả trong ngắn hạn và lâu dài? Bàn về nội dung nà, khách mời là ông Lương Văn Anh, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT.
Với 2 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm gần 75% diện tích đất đỏ bazan của cả nước, Tây Nguyên được đánh giá là khu vực đầy tiềm năng để trở thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo ra các mặt hàng nông sản giá trị, có sức cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến giá trị, đến cạnh tranh quốc tế, thì ngành nông nghiệp ở đây phải giải bài toán ứng phó với khô hạn, với biến đổi khí hậu. Không giải được bài toán này thì ngành nông nghiệp ở đây sẽ còn chịu cảnh bấp bênh. Câu trả lời được chúng tôi phân tích trong phần cuối của loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng”.
- Loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn”.- Loạn giá mua máy xét nghiệm Covid-19: Đâu là nguyên nhân?.- Các nội dung được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Tây Balkan.- Khép lại nỗi đau quá khứ, Noong Nhai vươn mình phát triển.- Thụy Sĩ dự đoán sự lây lan Covid-19 nhờ nghiên cứu nước thải.
Hạn chồng hạn, hạn từ năm này kéo dài sang năm khác, hạn khốc liệt trong mùa khô, hạn nặng giữa mùa mưa là những gì đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên trong mấy năm qua. Sa mạc hóa là điều được cảnh báo có thể xảy ra ở Tây Nguyên trong tương lai không xa, nếu không có những giải pháp khắc phục. Vì đâu tình trạng hạn hán ở Tây Nguyên lại diễn biến phức tạp như vậy? Tiếp tục loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng” - Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên sẽ phân tích thực trạng “Mất rừng, vỡ quy hoạch, quản lý yếu kém, hạn chồng hạn”.
- Mất rừng, vỡ quy hoạch, quản lý yếu kém, hạn chồng hạn - Phần 3 của loạt bài: Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng?- Covid-19 - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.- 4 tháng đầu năm, kiểm soát chi thường xuyên đạt 27% dự toán năm, nhưng chi đầu tư mới đạt khoảng 18% kế hoạch.- Kịch bản nào cho chính trường Israel?- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2019: Đâu là phương thức để tạo đột phá trong cải cách môi trường kinh doanh, giúp nền kinh tế nước ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình khá hiện nay?- Gói hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ có đến đúng địa chỉ?- Trung Quốc thử nghiệm phát lương bằng tiền điện tử.
Đang phát
Live