
Chiều 5/6, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành kiểm tra và giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu hỏi câu hỏi vì sao Chính phủ dành 16 nghìn tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ”. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn này?. Phóng viên Kim Thanh, Mỹ Duyên phản ánh.
- Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với đại dịch Covid-19 thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội, đưa ra những biện pháp cụ thể thúc đẩy các nước nội khối sớm thích ứng và chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này.- Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ khai trương vào ngày 1/7 tới.- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi văn bản của Tổng cục Du lịch đề nghị 3 hãng hàng không lớn của Việt Nam hỗ trợ 400 vé máy bay miễn phí các chặng bay nội địa cho đoàn công tác của đơn vị này.- Nắng nóng và khô hạn khiến hàng chục nghìn hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận thiếu nước sinh hoạt và có nguy cơ thiếu đói.- Quan hệ Mỹ- Trung Quốc tiếp tục căng thẳng ở mặt trận “vận tải hàng không” khi Mỹ thông báo sẽ dừng tất cả các chuyến bay thương mại chở khách của Trung Quốc tới Mỹ từ ngày 16/6 tới, còn Trung Quốc loại Mỹ khỏi danh sách nối lại các chuyến bay quốc tế từ tuần tới.- Thụy Điển thừa nhận thất bại của chính sách miễn dịch cộng đồng khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở nước này cao nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia bác bỏ thông tin cho rằng, nước này đang muốn tạo miễn dịch cộng đồng trong phòng ngừa virus Sars-CoV-2.
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến với sự tham gia của Bộ trưởng Kinh tế 10 nước thành viên ASEAN. Hội nghị thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội - tăng cường hợp tác, ứng phó đại dịch.- Gần 340 công dân Việt Nam từ Anh đã được đưa về nước an toàn.- 128 công dân Việt Nam từ Singapore về nước đã có kết quả âm tính lần 1 với Covid-19.- Nhiều học sinh tại Đắc Lắc chưa đến lớp học lại bình thường sau thời gian dài nghỉ phòng dịch.- Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí giảm nợ cho các nước thu nhập thấp.- 4 nhân viên cảnh sát Mỹ liên quan đến vụ việc người đàn ông da màu tử vong đều bị buộc tội. Trong khi đó, làn sóng tuần hành phản đối nạn phân biệt chủng tộc tiếp tục lan rộng tại nhiều nước châu Âu.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý cho Hà Nội nâng trần vay nợ, tăng mức thu một số loại phí.- Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất không siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.- Thị trường chứng khoán ghi nhận khối ngoại trở lại mua ròng, tập trung “gom” chứng chỉ quỹ
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP Hà Nội trong đó có đề xuất Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.- Từ hôm nay, các trận đấu vòng loại Giải Vô địch Quốc gia futsal HDBank, do Đài TNVN và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp tổ chức, sẽ khởi tranh tại Nhà thi đấu Đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).- Biểu tình bạo lực lan rộng tại Mỹ sau vụ cảnh sát Mỹ làm chết 1 công dân da màu. 40 thành phố phải áp dụng lệnh giới nghiêm, trong đó có cả thủ đô Washington. Người dân nhiều nước châu Âu cũng xuống đường tuần hành phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc.- Nhật Bản xem xét nới lỏng nhập cảnh một số nước bao gồm Việt Nam.
- Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh: Đột kích kiểm tra thu giữ lượng lớn thực phẩm chức năng nhập lậu, đồ hiệu "nhái".- Hà Nội: Thu giữ hơn 1.800 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
- Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giải pháp thực hiện.- Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học: “Một vai hai gánh” – Liệu có khả thi?- Những tín hiệu vui cho nông sản xuất khẩu.- Khám phá không khí tại đầm sen Tây Hồ, Hà Nội những ngày hè.
(Chưa có văn bản CT)
Năm 1958, lần đầu tiên ông Nguyễn Túc – nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nay là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vinh dự lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Đã 62 năm trôi qua, nhưng đối với ông Nguyễn Túc, những kỷ niệm trong lần được gặp Bác vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí. Ông vẫn luôn ghi nhớ từng chi tiết, cử chỉ, những lời động viên thăm hỏi và căn dặn của Bác. Mỗi khi nhắc tới sự giản dị, gần gũi, ân cần, bao dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông không khỏi xúc động, bồi hồi. Trong suốt quá trình công tác giảng dạy và nay là ở Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, ông luôn phấn đấu học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/05/2020), phóng viên Thu Hiền có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần.
- Dấu ấn của Người trên đất Pháp.- Châu Âu mở cửa du lịch.- Sinh viên tình nguyện ở thành phố Depok của Indonesia đã hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.- Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương.- Gặp gỡ nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã vinh dự được nhiều lần gặp Bác Hồ.
Đang phát
Live