Thủ tướng Chính phủ có Công điện yêu cầu tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương cần phải giám sát chặt chẽ lễ hội lớn, tập trung đông người.- Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc Hội hoa Xuân Tết Giáp Thìn.- Công ty Meta sẽ gắn nhãn đối với ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra trên nhiều nền tảng và được chia sẻ với hàng tỷ người dùng mạng xã hội...- Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ ra phán quyết tước quyền miễn trừ truy tố của cựu Tổng thống Donald Trump.
Những diễn biến phức tạp trên Biển Đỏ – một trong những tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng nhất thế giới đã tác động tiểu cực tới hoạt động vận tải quốc tế. Hàng loạt chuyến tàu chở hàng đi qua khu vực này đều phải thay đổi hải trình, dẫn tới sự chậm trễ tiến độ giao hàng cũng như cam kết hợp đồng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tình huống này khiến cho các hiệp hội ngành hàng cùng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa lo ngại. Vậy doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan chức năng cần chủ động ứng phó ra sao để hạn chế thấp nhất thiệt hại từ căng thẳng ở Biển Đỏ? PGS, TS Nguyễn Thường Lạng, chuyên gia thương mại quốc tế cùng bàn luận câu chuyện này.
Hôm nay (27/1), 4 Bệnh viện lớn ở nước ta tham gia tổ chức kỷ niệm Ngày Gây tê vùng và Giảm đau Thế giới lần thứ Nhất và Hội nghị Khoa học Gây tê vùng và Giảm đau. Đó là Bệnh viện E- Hà Nội; Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Bệnh viện Đà Nẵng- thành phố Đà Nẵng và Bệnh viện FV- thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng nay (25/1) tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai tổ chức hội thảo “Vai trò của các tổ chức phi Chính phủ quốc tế và khu vực tư nhân trong việc tăng cường hành động sớm ứng phó thiên tai ở Việt Nam”.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo quyết định duy trì lãi suất ở mức âm với mục tiêu duy trì lạm phát ở mức 2% một cách ổn định. Quyết định này giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian để xác định liệu mức tăng lương có đủ để giữ lạm phát bền vững ở mục tiêu 2% hay không.
Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng sâu rộng, toàn diện hơn. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo. Việt Nam hiện là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản 6 chiều về: Việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
Hôm nay (20-1), huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, ghi dấu là một trong những vùng dân tộc thiểu số phát triển nhất của tỉnh.
Nhằm đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cùng đại diện lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan... vừa có buổi khảo sát tại các chợ đầu mối, làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hoá tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung chính của Đoàn công tác là tập trung kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá phục vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Nhiều năm qua, Chính phủ đã luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội.Vậy nhưng, thời gian qua, hệ thống chính sách xã hội cũng bộc lộ một số tồn tại, bất cập. Để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi đối tượng tầng lớp nhân dân, đòi hỏi cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội với phương châm: " Chính sách xã hội phải hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững; an sinh xã hội phải được chú trọng hơn nữa và bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng với các tình huống xấu xảy ra trên diện rộng"
Giữ ổn định học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022; Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định 81... Đó là những điểm mới của Nghị định 97 vừa được Chính phủ ban hành về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Như vậy là học phí ở bậc đại học năm học 2023-2024 tăng so với học phí năm học 2022-2023, nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81. Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81 tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn. PGS .TS Đặng Thị Thanh Huyền – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục thuộc Học viện Quản lý Giáo dục cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live