Trong bối cảnh thế giới đang ở thời kỳ thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước, vai trò của giáo dục càng quan trọng, được xác định vẫn là quốc sách hàng đầu khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình. Trong kỷ nguyên mới, đổi mới giáo dục không chỉ là nhu cầu, mà còn là yếu tố sống còn để phát triển. Ngành giáo dục ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhưng trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô cũng lớn hơn. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước. Sứ mệnh được giao càng lớn, yêu cầu và kỳ vọng càng cao thì càng đòi hỏi giáo dục nước nhà cần bứt phá, thay đổi từ nội tại, hướng tới chất lượng cao hơn, phát triển con người toàn diện hơn, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Giáo dục cần bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.- Quyền tiếp cận thông tin trong Luật đất đai 2024.- Hồi giáo cực đoan trỗi dậy - mối nguy đối với Syria và khu vực.- Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao”.- Nỗi lo sạt lở núi ở vùng cao sau mưa lớn
Với mục tiêu vươn mình, tiến kịp các tỉnh miền xuôi trong lĩnh vực giáo dục, các tỉnh miền núi Tây Bắc đang có nhiều giải pháp phù hợp trong nâng cao chất lượng dạy và học. Điều đó cho phép các địa phương này đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai gần. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc tại tỉnh Yên Bái.
Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 đang diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 23-24/11. Hội thảo do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức, với mong muốn lan tỏa các giá trị tích cực, hỗ trợ đào tạo giáo viên để góp phần xây dựng một hệ sinh thái giáo dục lành mạnh và tạo động lực phát triển các khía cạnh về học thuật, thể chất và mối quan hệ xã hội cho học sinh.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Lula da Silva. Hai nhà lãnh đạo thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam – Brazil lên Đối tác chiến lược.- Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể đạt 3 tỷ 500 triệu Đôla Mỹ.- Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” khai mạc hôm nay tại Brazil.- Mỹ, Pháp và Anh chấp thuận để Ucraina sử dụng vũ khí do các nước này sản xuất nhằm tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga.
Một chương trình giáo dục cộng đồng tại thủ đô Cairo, Ai Cập đang cung cấp các hoạt động giáo dục, sức khỏe tinh thần và văn hóa cho trẻ em Palestine ở Gaza phải lánh nạn tại đây. Chương trình này đang thu hút sự quan tâm của nhiều tình nguyện viên, sẵn sàng giúp đỡ trẻ em Gaza.
Thiếu biên chế giáo viên và bác sĩ tại tỉnh Đắk Nông đã diễn ra nhiều năm liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo công tác giáo dục và khám chữa bệnh tại địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu để đảm bảo công bằng trong việc xét tuyển khi những năm gần đây điểm tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội luôn có sự chênh lệch.
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 10/11 tại tỉnh Quảng Ninh, với sự tham gia của 468 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thuộc 68 đoàn (gồm 61 địa phương, 4 bộ, 1 cơ quan thuộc Chính phủ, 2 tổ chức chính trị - xã hội) tham gia trình giảng. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức chiều 30/10
Định hướng chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành giáo dục không chỉ giúp quản trị giáo dục hiệu quả hơn, mà còn giúp giáo viên có cách tổ chức dạy học, tiếp cận học liệu bài bản hơn cũng như đem đến sự tối ưu trong quá trình học tập cho học sinh, sinh viên. Đây là nhận định của các chuyên gia tham gia Hội thảo “Chuyển đổi trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục - Dữ liệu thông minh, bảo mật vượt trội” do Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC và Amazon Web Service (AWS) tổ chức.
Đang phát
Live