Thăm và làm việc tại tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh cần có tầm nhìn xa, phát triển khu công nghiệp lớn, chiến lược.- Các chuyên gia ủng hộ đề xuất của Bộ Lao động Thương binh Xã hội giảm số năm đóng Bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm được hưởng lương hưu; mong muốn Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tăng cường tính sẻ chia, để người lao động khi về hưu đảm bảo mức sống tối thiểu.- Nhiều hoạt động ý nghĩa tưởng niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma.- PV Đài TNVN ghi lại câu chuyện xúc động về nỗi nhớ thương của những gia đình, đồng đội có con em, bạn bè ngã xuống trong trận chiến ngày 14/3/1988 để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cảnh báo tình trạng giả danh giáo viên, gọi điện lừa đảo phụ huynh rằng con bị tai nạn và yêu cầu chuyển tiền.- Nga nhất trí gia hạn sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen thêm 60 ngày.- Nhiều quốc gia bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão nhiệt đới Freddy - được ghi nhận tồn tại lâu nhất thế giới.
Sự kiện 64 liệt sĩ siết chặt tay cầm cờ Tổ quốc tạo nên “Vòng tròn bất tử” bảo vệ đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 mặc cho pháo đạn kẻ thù dội vào đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước. 35 năm trôi qua, những người mẹ, người thân của các Liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma không nguôi nỗi đau thương nhớ. Có người mẹ đến cuối đời vẫn cất giữ lá thư, kỷ vật của con bên mình.
Ngày mai14/3 là tròn 35 năm sự kiện Gạc Ma, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa. Thời gian thấm thoắt qua mau nhưng trận chiến Gạc Ma không bao giờ quên trong tâm khảm người Việt. Truyền thống anh dũng, kiên cường tiếp tục được vun đắp, các thế hệ hôm nay và mai sau sẵn sàng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, bãi biển, gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thiêng liêng.
Sáng nay (12/3), tại Đình Nại Nam, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng tổ chức Lễ giỗ, cầu siêu 64 liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma và tưởng niệm 35 năm trận hải chiến tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa Việt nam (14/31988-14/3/2023). Tin của Thanh Long- PV Đài TNVN thường trú tại miền Trung:
- Tiết mục “Đưa Nghị quyết đại hội 13 của Đảng vào cuộc sống – hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường- hạnh phúc” phản ánh ý kiến của các doanh nhân, trí thức tâm huyết.- Người dân không được chủ quan khi nguy cơ dịch Covid - 19 tái nhiễm trong cộng đồng vẫn còn.- Tưởng niệm 33 năm trận chiến bảo vệ Gạc Ma- Phóng viên Đài TNVN kể lại hành trình tìm di ảnh cho Liệt sỹ Gạc Ma Trần Quốc Trị.- Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chuẩn bị công du nước ngoài đầu tiên tới Nhật Bản và Hàn Quốc.- Tổng số ca mắc Covid - 19 trên toàn cầu vượt mốc 120 triệu và khiến gần 2 triệu 700 nghìn người tử vong.
Rạng sáng ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã bất ngờ dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma – một phần lãnh thổ thiêng liêng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong sự kiện ấy, 64 cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh, họ đã hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ - khẳng định chủ quyền của Tổ quốc. 33 năm qua, sự kiện Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc, các anh mãi mãi bất tử với Gạc Ma, mãi mãi bất tử trong lòng những người con đất Việt.Tại khu tưởng niệm Gạc Ma (ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), trên bức tường đá ở sảnh chính công trình có ghi đủ tuổi tên 64 người lính hi sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma. 64 người hi sinh nhưng chỉ có 63 chân dung liệt sĩ được gắn lên. Còn một ô chân dung của liệt sĩ Trần Quốc Trị vẫn để trống, như niềm khắc khoải nhói đau vì di ảnh của anh mãi không tìm được. Sau một hành trình dài tìm kiếm miệt mài của đồng đội, người thân từ nhiều hướng, ô trống cuối cùng cũng đã được lấp đầy. Hành trình đi tìm di ảnh liệt sĩ Trần Quốc Trị có nhiều điều kỳ diệu, trải qua những phút giây đẫm nước mắt được ví như cuộc trùng phùng với người thân sau hơn 30 năm thất lạc.
Bàn thờ liệt sĩ Trần Quốc Trị đặt tại ngôi nhà nhỏ nơi quê nhà nay đã đầy đủ, ấm áp hơn khi di ảnh của anh được tìm thấy sau hơn 30 năm kể từ ngày anh hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma, tháng 3/1988. Và tại khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma ở tỉnh Khánh Hòa, ô trống chưa có di ảnh của liệt sĩ Trần Quốc Trị cũng đã được gắn tấm ảnh với gương mặt tươi trẻ của anh. Hành trình đi tìm ảnh cho liệt sĩ Trần Quốc Trị có nhiều điều kỳ diệu, trải qua những phút giây đẫm nước mắt được ví như cuộc trùng phùng với người thân sau hơn 30 năm thất lạc.
33 năm trước, vào ngày 14-3-1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 33 năm trôi qua nhưng ký ức bi tráng của người dân Việt Nam về những con người quả cảm, mà sự hy sinh của họ được dựng thành những tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc. Sự hy sinh quên mình của các anh được thế hệ hôm nay luôn nhắc nhớ với lòng thành kính, những người lính tiếp bước cha anh luôn phấn đấu, luyện rèn, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc từng “tấc đảo, sải biển” của Tổ quốc.
- Khúc tưởng niệm tháng Ba: Tri ân những anh hùng liệt sỹ hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. - Phỏng vấn Thiếu tá Bùi Xuân Bình, Chính ủy Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân về xây dựng cán bộ chính trị vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đang phát
Live