Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước ghi nhận các trường hợp COVID-19. Nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các quy định bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài… Nhiều dịch vụ tạm thời dừng hoạt động đã khiến không ít người gặp khó khăn - nhất là đối với các dịch vụ về điện - nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: "Những điều người tiêu dùng điện cần biết trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc do dịch covid-19 diễn biến phức tạp”, với sự tham gia của ông Bùi Quốc Hoan - Phó trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):
Vì sao không tăng các thiết bị điện trong gia đình, vẫn đặt lịch hẹn thiết bị điện sử dụng theo giờ như nhau mà hóa đơn tiền điện hàng tháng lại khác nhau? Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao cũng sẽ khiến các hộ tiêu thụ điện sẽ phải trả tiền điện nhiều hơn, do biểu giá bán lẻ điện tính theo bậc thang, càng sử dụng nhiều điện sẽ phải trả tiền điện ở các bậc cao hơn. Tư vấn cách thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả & chủ động kiểm soát lượng điện tiêu dùng trong gia đình là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn - với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tại buổi họp báo về tình hình công nghiệp, thương mại 5 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức chiều 17/6/2021, đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến công tác đảm bảo điện, việc giảm giá điện, giảm tiền điện Đợt 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, việc trình Dự án Quy hoạch điện 8 cũng như công tác kiểm tra các dự án điện mặt trời…
Thiếu vật liệu dự án cao tốc – thực tế tại dự án tỉnh Khánh Hòa- Nguy cơ chậm tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam- Những cái được cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số của EVN
Sau khi được Chính phủ xem xét thông qua phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện Đợt 3 do tác động của dịch COVID-19 (tại Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2021), Bộ Công Thương đang phối hợp các đơn vị liên quan để ban hành văn bản hướng dẫn EVN, các Tổng công ty Điện lực và các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nhằm sớm thực hiện ngay việc hỗ trợ việc giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 này.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai chương trình Chuyển đổi số theo Quyết định (số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020) của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng về đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Theo đó, EVN đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số của mình trong năm 2022, với mục tiêu: “Lấy khách hàng là trung tâm để cung cấp các dịch vụ có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng trên không gian số và đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng”. Vậy, người tiêu dùng điện được hưởng những quyền lợi gì trong công cuộc chuyển đổi số của EVN? Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thông tin tới thính giả nghe Đài - khách hàng tiêu dùng điện của EVN về “Những tiện ích người tiêu dùng điện cần biết qua việc chuyển đổi số của EVN”:
Để hiện thực hóa “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ, đồng thời, tận dụng tối đa sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để gia tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ cung cấp điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Theo đó, EVN sẽ phải cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số trong năm 2022. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN xác định “lấy khách hàng là trung tâm để cung cấp các dịch vụ trên không gian số, đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng”. Trao đổi giữa PV Nguyên Long với ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng Ban Viễn thông & Công nghệ thông tin (EVN) về những tiện ích người sử dụng điện được hưởng trong công cuộc chuyển đổi số của EVN:
Năm 2020, EVNICT được vinh danh “TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số” đối với 3 sản phẩm: Hệ thống cung cấp dịch vụ điện theo hình thức điện tử, tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Hóa đơn điện tử, Hệ thống cổng thông tin điện tử EVNPORTAL và các ứng dụng tiện ích văn phòng; Giải “TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số” đối với sản phẩm Hệ thống Quản lý cấp phát, xác thực chữ kí số nội bộ - EVNCA. EVNICT cũng đã đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2020” do Vinasa tổ chức cho nội dung “Giải pháp phần mềm cung cấp dịch vụ diện theo phương thức giao dịch điện tử EVN. Cũng trong năm 2020, EVNICT là một trong số ít doanh nghiệp được Chính phủ biểu dương vì có thành tích tốt trong xây dựng cổng dịch vụ công Quốc gia... Với nền tảng “hạ tầng số” mạnh, EVNICT hoàn toàn có khả năng trở thành “Công ty công nghệ số” mạnh, nằm trong kế hoạch tổng thể chuyển đổi số của EVN...
Sáng nay (14/01) Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020. Mặc dù ghi nhận đã đạt được nhiều kết quả, chỉ còn 0,74% số hộ dân nông thôn chưa có điện, song, đại diện Bộ Công Thương thừa nhận, việc cấp điện cho hầu hết các hộ dân nông thôn vào năm 2020 theo các mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước đã bị chậm. PV Nguyên Long thông tin:
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sáng nay (12/01/2021), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao EVN - đơn vị chủ lực trong ngành năng lượng, có vai trò đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế, xã hội và sinh hoạt của người dân, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế (GDP) ở mức 2,91% so với năm trước, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động của dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh công tác đảm bảo điện cho phát triển kinh tế, xã hội: Yêu cầu đầu tiên vẫn là phải tập trung đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấp đầy đủ điện năng có chất lượng với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế xã hội...
Đang phát
Live