Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã quản lý, vận hành hệ thống lưới điện truyền tải an toàn, liên tục, góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đầu tư xây dựng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, trong đó, nhiều dự án, công trình trọng điểm, cấp bách đã được đưa vào vận hành kịp thời. Đó là khẳng định của người đứng đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của EVNNPT. Cùng với việc đảm bảo tiến độ khởi công và hoàn thành khoảng 80 dự án, công trình lưới điện trong năm 2023, EVNNPT phải tập trung mọi nỗ lực và phương tiện để đảm bảo vận hành an toàn các đường dây và trạm biến áp, đặc biệt là hệ thống 500kV Bắc - Nam trong bối cảnh tiếp tục truyền tải cao để đảm bảo cung cấp điện năm 2023 và trong thời gian tới.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy gần 500 nghìn hecta lúa và hoa màu vụ Đông Xuân năm 2023 ở các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kế hoạch lấy nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc (Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1: Từ ngày 06/01 đến ngày 09/01/2023 và Đợt 2: Từ ngày 01/02 đến ngày 08/02/2023 (tổng cộng 12 ngày, dự kiến 4,9 tỷ m3 nước). “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. Vị khách mời đồng hành với chương trình là ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng Ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Để đảm bảo việc lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ từ 0h ngày 06/01, các nhà máy thuỷ điện có dung tích hồ chứa lớn ở khu vực phía Bắc như Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang đã tăng cường xả nước qua phát điện từ 03-04/01. Theo kế hoạch, các hồ thuỷ điện này sẽ xả khoảng 4,9 tỷ m3 nước và chia làm 2 đợt, với tổng cộng 12 ngày.
Vào lúc 8h57 phút sáng nay (5/1), Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín. Đây là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm A, nhằm tăng cường đảm bảo điện cho Thủ đô Hà Nội.
Vào lúc 22h25 phút, ngày 29/12, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện máy biến áp AT1 (220/110/22kV -125MVA) cùng các thiết bị liên quan tại TBA 220kV Lạng Sơn. Đánh dấu sự kiện 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước phủ lưới điện truyền tải quốc gia. Dự án được xây dựng tại xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 240 tỷ đồng, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, CPMB quản lý điều hành dự án, Công ty Truyền tải điện 1 tiếp nhận vận hành. Dự án hoàn thành nhằm tiếp nhận một phần công suất từ nhà máy thủy điện Nho Quế; tăng cường công suất cho phụ tải tỉnh Lạng Sơn và khu vực lân cận; tạo mối liên kết lưới điện truyền tải trong khu vực, tăng cường độ an toàn, tin cậy và khả năng cung cấp điện cho khu vực bắc miền Bắc.
Để phục vụ thi công, đấu nối đường dây 500 kV mạch 3 vào lưới truyền tải điện quốc gia, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, một số đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thực hiện cắt điện và tách khỏi vận hành một số đường dây 500 kV dọc trục Bắc - Nam từ trạm 500 kV Hà Tĩnh đến trạm 500 kV Pleiku 2 trong khoảng thời gian từ ngày 23/12/2021 đến ngày 29/12/2021.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 6 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua (ngày 12/11/2021), việc đảm bảo điện là vô cùng quan trọng. “Giải pháp đảm bảo điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19: Những vấn đề đặt ra” – là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đã có 9.707 đơn vị máu được tập thể cán bộ nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng người thân tới tham gia và đóng góp cho “ngân hàng máu” trên Toàn quốc từ ngày 06 - 12/12/2021 – thời gian diễn ra “Tuần lễ hồng EVN lần thứ VII” - là chương trình hiến máu nhân đạo được phát động trong toàn Tập đoàn, với thông điệp “Vạn trái tim – Một tấm lòng”. Theo PTS.TS Nguyễn Hà Thanh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chỉ tính riêng trong tháng 11/2021, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có hơn 80 lịch hiến máu bị hoãn/hủy không thể tổ chức khiến hơn 20.000 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo kế hoạch. Điều này đã gây thiếu hụt nguồn máu, nhiều bệnh viện đã không đủ máu để điều trị, nhiều người bệnh phải chờ đợi để được truyền máu. Khi cộng đồng cần, Tập đoàn kêu gọi, ngay lập tức đã có hàng vạn CBCNV Tập đoàn Điện lực Việt Nam tình nguyện đăng ký hiến máu. Hoạt động an sinh xã hội này càng có ý nghĩa trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, không những bổ sung nguồn máu dự trữ đang thiếu hụt tại các bệnh viện do dịch bệnh COVID-19 mà còn lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, nguồn cảm hứng truyền đi thông điệp về tinh thần nhân văn, lòng nhân ái, đoàn kết, chia sẻ yêu thương.
Sáng nay (13/12/2021) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I có tổng công suất lắp đặt 1.200 MW đặt tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thông số hơi trên siêu tới hạn (USC) – là công nghệ cao nhất trong các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam hiện nay.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết đã tiết kiệm được 50.000 ngày công mỗi năm nhờ số hóa quy trình, đó chính là hiệu quả ban đầu khi chuyển đổi sang số hóa quy trình tài chính kế toán và kinh doanh, dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tiết kiệm thêm được hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công; Hơn 30.000m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy và giảm 50%-80% thời gian thực hiện công việc... Số hóa thành công 2 quy trình nghiệp vụ này cũng giúp EVNNPC “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương trải dài trên 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc.
Đang phát
Live