Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. "Xuất khẩu, xuất siêu và vai trò của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật cuối cùng của năm 2021, với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời: ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội:
Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Nhằm triển khai các định hướng, giải pháp của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong giai đoạn bình thường mới, ngày 15/12 tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa cơ quan điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu; kênh đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; nhận định các cơ hội, triển vọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và khả năng chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế” bao gồm 2 phiên thảo luận chính, với các nội dung: Cơ hội và thách thức của một số thị trường xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19; Chiến lược quốc gia của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) giai đoạn 2021-2025 và định hướng phối hợp với các đối tác về lĩnh vực thương mại tại Việt Nam; Định hướng, giải pháp xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Theo dự kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Diễn đàn. Các đại biểu tham dự gồm lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu; Đại diện các cơ quan Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; Lãnh đạo các tổ chức thương mại quốc tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế… Thời gian diễn ra sự kiện theo kế hoạch từ 8h30 ngày 15/12/2021 tại Trụ sở Bộ Công Thương - 23 Ngô Quyền, Hà Nội kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và livestream trên trang fanpage của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương./.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2021 đạt gần 600 tỷ đô la Mỹ (599,12 tỷ USD), tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 17,5%, nhập khẩu tăng 27,5%) và cán cân thương mại hàng hóa đã có xuất siêu 225 triệu USD. Vẫn còn đủ 1 tháng để nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm nay có thể lên mức hơn 640 tỷ USD như dự báo của ngành Công Thương. Những con số biết nói này cho thấy rất nhiều điểm sáng, và cả những tồn tại tăng thêm trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam suốt gần một năm qua, dưới tác động của đại dịch covid-19.
Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ.- Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN diễn ra theo hình thức trực tuyến.- Kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay dự báo vẫn đạt hơn 640 tỷ đô la Mỹ nhờ tận dụng hiệu quả hai hiệp định thế hệ mới CPTPP và EVFTA.- Hôm nay Quốc hội Nhật Bản bầu Thủ tướng và ra mắt Nội các mới.
Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh kinh tế, giao thương toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và các diễn biến phức tạp khó lường do đại dịch Covid-19, để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam sang thị trường khu vực Âu Mỹ, tận dụng các lợi thế về thuế của các Hiệp định Thương mại tự do, tranh thủ cơ hội khi thị trường hồi phục, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ sẽ phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức Hội thảo kết nối doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vụ mùa 2021 sang các thị trường Âu Mỹ. Theo kế hoạch, Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 12/11/2021 theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, doanh nghiệp được miễn phí tham dự và theo dõi chương trình đăng ký qua đường link: http://bitly.com.vn/utx9xy. Tại Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được giới thiệu về nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam của thị trường Âu Mỹ, những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề doanh nghiệp hay gặp phải và khuyến nghị. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được kết nối giao thương trực tiếp với các nhà nhập khẩu, các hệ thống thu mua phân phối hàng Việt Nam vào hệ thống siệu thị châu Á tại thị trường Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Liên Bang Nga. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%. Trước đó, tại quý II, mức tăng này chỉ đạt 0,14% so với cùng kỳ năm 2020, còn trong quý I kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng âm. Xuất khẩu nông sản đã phục hồi tăng trường tương đối tích cực kể từ sau quý I. Mặc dù vẫn gặp khó khăn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và các chi phí lưu kho, logistic liên tục tăng, nhưng nhìn chung hoạt động xuất khẩu nhóm nông sản sang khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn ghi nhận diễn biến tích cực trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU đang có xu hướng tăng trở lại nhờ kinh tế dần hồi phục sau khi các biện pháp hạn chế và phong tỏa tại nhiều quốc gia đã được nới lỏng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã nỗ lực, sáng tạo cùng với sự hỗ trợ năng động từ các cơ quan liên quan và hệ thống Thương vụ ở nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường, khai thông các kênh bán hàng mới cho nông sản như thương mại điện tử cũng góp phần làm nên mức tăng trưởng ấn tượng cho một số mặt hàng như rau quả. Trong những tháng tiếp theo, dự kiến tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nông sản sẽ cải thiện rõ nét hơn. Ngoài ra, nhiều loại trái cây chủ lực đã hoặc đang bước vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, trong khi nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục được lợi về giá xuất khẩu như hạt tiêu, gạo hay cao su cũng sẽ là những yếu tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA hay mới đây nhất là UKVFTA sẽ tiếp tục là “đòn bẩy” quan trọng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này trong thời gian tới.
EVFTA - Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới.- Đà Nẵng nỗ lực phục hồi kinh tế trong điều kiện mới.Vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Một năm EVFTA có hiệu lực: Thách thức mới song hành những cơ hội mới.- Những giải pháp cần kíp vì “mục tiêu kép” hiệu quả bền vững
Hàng ngàn người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, gây ùn ứ tại khu vực giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước.- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an - Bắt khẩn cấp Tổng Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội và 6 đồng phạm Liên quan đến tiêu cực tại các dự án trồng cây xanh ở Hà Nội.- Hôm nay, là tròn 1 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).- Lãnh đạo quân sự tại Myanmar cam kết tổ chức các cuộc bầu cử mới và sẵn sàng hợp tác với bất cứ đặc phái viên nào được ASEAN bổ nhiệm.- Iran bác bỏ việc có dính líu tới vụ tấn công tàu chở dầu của Israel.
Hiệp định TM tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - gọi tắt là Hiệp định EVFTA - chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Trong số các FTA đã ký kết, EVFTA là Hiệp định TM tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên Liên minh Châu Âu (với 27 quốc gia thành viên) ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức cam kết cao nhất, mà một đối tác phát triển dành cho Việt Nam. “Nhìn lại một năm thực thi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA trong bối cảnh đại dịch covid-19” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật ngày đầu tháng 8, sau đúng tròn 1 năm Hiệp định có hiệu lực, với sự tham gia của 2 vị khách mời, là ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Đang phát
Live