Với quan điểm “phát triển công nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá”, thời gian qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong cả nước đã có nhiều giải pháp và tổ chức triển khai. Tuy nhiên, kết quả còn lẻ tẻ do thiếu những sản phẩm đặc trưng, nổi trội của từng vùng miền.
Từ tháng 11 đến cuối năm là mùa thấp điểm du lịch ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhằm kích cầu tiêu dùng và thu hút khách, các cơ sở kinh doanh du lịch đã có nhiều ưu đãi, giảm giá kèm nhiều dịch vụ, sản phẩm kéo dài thời gian lưu trú và tăng trải nghiệm cho du khách.
Chỉ sau gần 1 tháng vận hành chính thức, Khu cảnh quan thác Bản Giốc, Việt Nam - Đức Thiên, Trung Quốc đã đón gần 11.000 lượt khách qua lại, cho thấy tiềm năng to lớn trong hợp tác triển du lịch tại khu vực này.
Tỉnh Khánh Hòa đang thu hút đầu tư các dự án du lịch kết hợp với nông nghiệp, khai mở tiềm năng khu vực miền núi như Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. Phát triển du lịch sẽ mở rộng không gian, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tăng sức cạnh tranh điểm đến, tăng giá trị cho người dân.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, du lịch, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển”.
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, lượng khách du lịch đến Hà Nam đang thiết lập kỷ lục mới, với 4,2 triệu lượt khách trong 9 tháng năm nay. Đặc biệt, mới đây, tỉnh Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” năm 2024 tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới. Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Hà Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, du lịch xanh. Đồng thời, tỉnh cũng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm khẳng định thương hiệu là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.
Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), có diện tích trên 413.000ha được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2021. Khu vực này nổi bật với hệ sinh thái rừng phong phú, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng.
Chiều nay (30/10), tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác du lịch giữa tỉnh với 17 tỉnh, thành phố trên cả nước, giai đoạn 2019-2024.
Thực hiện dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Hôm nay (29/10), tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 18, ngày 25/07/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhiều chỉ tiêu vẫn còn đạt thấp so với yêu cầu.
Đang phát
Live