Hôm nay, 21/02, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Hội nghị tổng kết công tác cải cách năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023”. Sau một năm cải thiện đáng kể về thứ hạng trong công tác này, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục đi vào thực chất, kịp thời giải quyết vướng mắc, bức xúc của người dân và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Cảnh báo chiếm đoạt tài sản khi giao thương qua các Sàn Thương mại điện tử.- Giải pháp thu hút khách quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch.- Tiêu điểm kinh tế địa phương: TP.HCM cần đẩy mạnh cải cách hành chính, gỡ khó cho doanh nghiệp.
Trước những dự báo về năm 2023 còn nhiều khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, việc đối thoại, lắng nghe đề xuất, nguyện vọng của doanh nghiệp được nhiều bộ ngành, địa phương tổ chức ngay từ đầu năm- đầu Xuân với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp, vượt khó, thực hiện các mục tiêu phát triển. Từ những cuộc gặp mặt, nói chuyện này, rất cần những hành động thực chất của cơ quan quản lý, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.
Năm 2022, nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy phục hồi nhanh phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước triển vọng không mấy lạc quan của nền kinh tế toàn cầu năm 2023, kinh tế Việt Nam có khả năng sẽ chịu nhiều tác động trong thời gian tới. Để chuẩn bị đối mặt với các khó khăn trước mắt, cần những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, chủ động từ cả phía cơ quan quản lý đến từng người dân và doanh nghiệp. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là mấu chốt để nước ta đương đầu được với khó khăn, tiếp tục chinh phục những cột mốc tăng trưởng mới.
Kinh tế xanh vẫn là xương sống của nền kinh tế trong khả năng cạnh tranh Quốc tế.- Doanh nghiệp TP.HCM nêu hàng loạt khó khăn cần được tháo gỡ.- Diễn biến thị trường chứng khoán phiên cuối tuần trước: Trạng thái xanh vỏ đỏ lòng.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh có 610 đơn vị ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, nợ đọng bảo hiểm hơn 600 tỷ đồng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương đang xoay sở tìm đơn hàng nên chưa ký hợp đồng lại với công nhân. Nhiều người không thể chờ đợi nên đành đi tìm nơi khác “đầu quân”. Người đi tìm việc đông nhưng nhu cầu ít nên các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, do đó quy định tuyển dụng của họ cũng khắt khe, đòi hỏi trình độ, bằng cấp cao khiến nhiều lao động phổ thông khổ sở trên hành trình mưu sinh.
Nhiều địa phương ở phía Nam đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đảm bảo triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đúng tiến độ.- Sở Giao thông vận tải Hà Nội khuyến khích người dân thực hiện việc khai, đăng ký làm hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4.- Hội nghị An ninh Munich khai mạc với nhiều chủ đề nóng và sự kiện dày đặc.- Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha lần đầu tiên để ngỏ khả năng giải tán Hạ viện trước thời hạn, mở đường cho việc tổ chức Tổng tuyển cử sớm.
Tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực chuyển đổi số để tạo bứt phá, đổi mới trong quản lý, điều hành của các cấp. Theo đó, hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích hướng tới chủ thể là người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023), hôm nay (16/2), Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN) Nhật Bản – Hải Phòng.
Đang phát
Live