Chịu tác động nhiều chiều từ đại dịch, 9 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ cuộc đua nơi thương trường, nhưng rất nhiều doanh nhân-doanh nghiệp khác đã-đang nỗ lực trên nhiều khía cạnh. Không chỉ nhằm trụ được hoặc mong phục hồi năng lực vốn có, họ biết thích nghi với thời cuộc – có khả năng vươn lên mạnh mẽ, trong giai đoạn mới. Họ đang góp phần khẳng định bản lĩnh doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là chủ đề chúng tôi bàn tới trong diễn đàn hôm nay - hướng tới ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Hy vọng những câu chuyện sẽ sinh động, ý nghĩa hơn qua chia sẻ của hai khách mời là ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam; và ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần viễn thông FPT.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động, để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thông tin này sẽ được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình hôm nay. - Những ghi nhận về nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị kết nối internet vạn vật IoT .
- Hỗ trợ doanh nghiệp: Cần nhanh chóng và thiết thực.- Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt nên chọn phân khúc nào khi đón dòng dịch chuyển FDI?- Hiệu quả tích cực từ kết nối cung cầu hàng hóa.
Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số, trong đó, lồng ghép các nội dung liên quan chính phủ điện tử, đô thị thông minh, kinh tế số... Đây là nội dung được nhiều người quan tâm trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương diễn ra mới đây. Thủ tướng cũng yêu cầu, bắt đầu từ năm 2021 thực hiện đánh giá, công bố xếp hạng chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động nặng nề đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội TPHCM. Theo số liệu của Cục Thuế TP, tính đến cuối tháng 9 năm 2020, lần đầu tiên kinh tế TPHCM tăng trưởng dưới 1,2%, và lần đầu tiên có trên 27.000 doanh nghiệp giảỉ thể, tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 140 ngàn tỷ đồng, doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh của TP cũng giảm 21 ngàn tỷ đồng... Đến nay đã qua hơn 60 ngày TPHCM không có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Trong bối cảnh TP gần như trở lại nhịp sống bình thường mới, các doanh nghiệp cần hỗ trợ gì để có thể phục hồi sản xuất kinh doanh? Đó là nội dung được đề cập trong bài viết sau của phóng viên Ngọc Xuân, thường trú tại TPHCM:
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia: Tập trung nguồn lực, giải phóng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.- Chủ động nắm bắt xu thế kinh doanh trong bối cảnh mới.- Chuyên mục Kinh tế số là nội dung “Doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số sau dịch Covid-19
- Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, cần gắn với chiến lược ngành chăn nuôi - Luật cảnh sát biển sau 1 năm đi vào cuộc sống - Phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Hồng, Trưởng phòng phối hợp tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp định hướng, đồng bộ hành vi của tất cả các nhân viên hướng mọi thành viên tới mục tiêu chung của tổ chức nâng cao năng suất làm việc, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên là nam châm thu hút nhân tài. Sau gần 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển thương hiệu góp phần đẩy lùi tiêu cực. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế trong mục.Cùng trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội về nội dung này.
- 78% doanh nghiệp trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội báo lãi quý II.- Trái phiếu doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh.
Làn sóng dịch Covid 19 lần thứ 2 đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, như một cơ thể yếu, gắng gượng dậy sau cú đánh bồi bởi làn sóng Covid 19 lần thứ 2, rất nhiều doanh nghiệp cần trợ giúp khẩn cấp. Như tin đã đưa, trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án chi tiết sớm triển khai. Vậy nhưng, kể từ ngày đề xuất này được đưa ra, tới nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hình dáng của gói kinh tế này. Vì sao lại có sự chậm trễ như vậy và có cách gì đẩy nhanh tiến độ thực hiện? Những bài học nào cần rút ra từ gói hỗ trợ lần thứ nhất?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)