VOV1 - Ngày 22/3, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tiếp tục kỳ họp thứ 8, hôm nay 7/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu nhất trí nhiều nội dung sửa đổi của 1 luật sửa 7 luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn về lĩnh vực tài chính ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng thẩm quyền cho địa phương, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, ngân sách Nhà nước và các nguồn lực ngoài Nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Để các văn bản pháp luật đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, đảm bảo hiệu quả cao trong xây dựng, thực thi, hoạt động truyền thông dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được các địa phương chú trọng thực hiện. Tổng hợp của phóng viên Đài TNVN:
Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về phát triển nhân lực số. Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 146 ngày 28/01/2022. Vậy nhưng, để có đội ngũ nhân lực số đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng thì vẫn còn nhiều việc phải làm, cần sự chung tay của người dân và sự tham gia của các doanh nghiệp.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan trước và dự kiến được bàn thảo luận tại Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vậy những điểm mới nào trong dự thảo Luật Việc làm cần lưu ý; những quy định nào cần phải sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động?
- Công tác truyền thông dự thảo chính sách xây dựng văn bản quy phạm pháp luật - Vướng mắc pháp lý chiếm phần lớn khó khăn của thị trường bất động sản - Những chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản
Hội thảo “Đổi Mới Sáng Tạo - Liều thuốc phát triển ngành Y Dược” được Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/09 ở Hà Nội. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh thị phần của thuốc generic (một dạng bản sao của thuốc phát minh đã hết bản quyền) đang ngày càng bị thu hẹp thì ngành Dược Việt Nam cần chuyển sang sản xuất thuốc sinh học và thuốc sinh học tương tự.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).- Chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, làm giàu từ đất trồng lúa.- Quảng Bình cơ bản dập tắt vụ cháy rừng thông.- Phó Tổng thống Mỹ Camala Haris nhận được sự ủng hộ từ nhân vật có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân chủ.- Các hãng hàng không gia hạn ngừng bay đến và đi từ Trung Đông.
Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này
Sáng nay tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ. Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua năm 2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Đang phát
Live