Chính quyền Tổng thống Joe biden đang thúc đẩy Quốc hội sớm thông qua gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá hơn 61 tỷ USD dành cho Ukraine khi các nhà lập pháp Mỹ nhóm họp trở lại vào tuần này. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề gây chia rẽ khi các nghị sĩ Cộng hoà tìm cách gắn sự hỗ trợ dành cho Ukraine với vấn đề an ninh biên giới. Một thất bại không chỉ gây trì hoãn các khoản viện trợ quân sự và nhân đạo dành cho Ukraine, Israel và dải Gaza, mà còn đe doạ vị thế quốc tế của Mỹ.
Tây Phi đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực sau khi các quốc gia Senegal, Bờ Biển Nga, Bê- nanh (được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ) và Buốc-ki-na Pha-sô, Mali và Ghi-nê (được sự hậu thuẫn của Nga và Iran) tuyên bố sẽ ủng hộ các bên đối lập và có thể sẽ tham chiến tại Niger. Trong bối cảnh ngày hôm qua (6/8), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố đã lên kế hoạch hành động quân sự tại Niger sau khi các nỗ lực trung gian thất bại, các diễn biến chính trị tại Niger trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng tại Niger. Theo giới phân tích, đằng sau cuộc đảo chính tại Niger và những diễn biến phức tạp hiện nay là cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ, phương Tây và Nga-Iran, khi mỗi bên đều hậu thuẫn cho các bên đối lập. Phóng viên Bá Thi, thường trú tại Ai cập theo dõi khu vực Trung Đông-châu Phi phân tích nội dung này.
Là tỉnh vùng cao, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh thuộc khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La có 274 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng, nước bạn Lào. Cuộc chiến đấu chống tội phạm ma túy của lực lượng Công an trên địa bàn trọng điểm này chưa bao giờ ngơi nghỉ.
Nguyên thủ ba nước Pháp, Đức và Ba Lan hôm qua (12/6) đã họp thượng đỉnh tam giác Weimar, với tuyên bố nhấn mạnh sự tăng cường kết nối Đông và Tây Âu để phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp vũ khí, đạn dược cũng như sự ủng hộ dành cho Ukraina. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo cuộc phản công của Ukraina có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.
Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Mỹ lập tức phản ứng gay gắt trước động thái mới này của Trung Quốc. Diễn biến của các bên liên quan cho thấy cuộc chiến tranh thương mại liên quan đến con chip bắt đầu leo thang giữa hai nền kinh tế đầu tàu của thế giới.
Hôm qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục họp về cuộc xung đột Nga – Ukraine, trong đó tập trung thảo luận về nguồn gốc vũ khí được sử dụng, giữa lúc con số thương vong của dân thường được báo cáo ở mức đáng báo động.
Gần một tháng sau khi bùng nổ giao tranh giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh ở thủ đô Khartoum của Sudan, tác động kinh tế bắt đầu lan sang một số nước láng giềng do hơn 90% hàng xuất khẩu của Sudan sang các nước này bị đình chỉ.
Hôm nay (20/3) tròn 20 năm kể từ khi Mỹ đơn phương phát động chiến dịch tấn công I-rắc, với cái cớ chính phủ quốc gia Trung Đông này sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đến nay, dù Mỹ đã chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq, song người dân nơi đây vẫn đang phải khắc phục hậu quả chiến sự mỗi ngày, với những lo lắng nghiêm túc về tương lai của mình.
Hôm nay (5/2), Liên minh châu Âu (EU) chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga như dầu diesel, nhiên liệu máy bay, xăng và dầu sưởi. Cũng kể từ ngày hôm nay, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia áp giá trần đối với các sản phẩm dầu của Nga. Những động thái cứng rắn này đang đẩy cuộc chiến năng lượng Nga - phương Tây ngày càng gay gắt với những hệ lụy khó lường.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thuế quan trong ngành xuất nhập khẩu nhôm và thép do cựu Tổng thống Donald Trump phát động năm 2018. Chính quyền Mỹ trước đó đã áp đặt mức thuế 25% đối với thép châu Âu và 10% thuế đối với nhôm từ tháng 6 năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia. Châu Âu đáp trả bằng cách đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt các biện pháp trả đũa lên tới gần 7,8 tỷ đô la hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Thỏa thuận vừa đạt được không chỉ là bước tiến mới cho quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU mà đó sẽ là một thách thức với Trung Quốc, nước sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới. PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.
Đang phát
Live