Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện Nghị quyết miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch COVID-19.- Tỉnh Bình Dương khẳng định sẽ khống chế được dịch Covid-19 trong tháng 8 này, tại cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.- Bộ Công Thương hướng dẫn các địa phương cho chợ truyền thống mở cửa hoạt động trở lại.- Tổng thống Be-la-rút yêu cầu đóng cửa biên giới để ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp.- Ông I-bra-him tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Iran.
* Xúc tiến thương mại hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh.* Phỏng vấn ông Phan Trọng Lê - Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (đại diện Sàn Postmart ): Thương mại điện tử cần được tạo điều kiện tốt hơn, phát triển xứng với tiềm năng.* Nhiều chủ trương, chính sách mới có hiệu lực - hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Nhằm đối phó với biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, ngày càng có nhiều nước trong đó có Israel, Đức, Anh, Pháp hay Mỹ tính đến chuyện tiêm mũi vắc-xin tăng cường thứ 3 ngừa COVID-19 cho những đối tượng dễ bị thương nhất. Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng, đây không phải là ưu tiên hàng đầu lúc này, nhất là trong bối cảnh vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn chưa được bao phủ toàn cầu, thậm chí tại nhiều nước người dân chưa được tiếp cận với mũi tiêm đầu tiên.
- Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 54 (AMM-54) và các hội nghị liên quan bàn thảo nhiều nội dung quan trọng như xây dựng cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN với đối tác, an ninh khu vực... - Các đề xuất, sáng kiến nổi bật của các nước ASEAN và các đối tác nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các biến thể virus nguy hiểm ngày càng mở rộng phạm vi tấn công sang các đối tượng khác nhau, trong đó có trẻ em. Đây là nhóm đối tượng dù ít va chạm, tiếp xúc các nguồn bệnh nhưng lại dễ tổn thương do khả năng miễn dịch yếu. Trước nguy cơ này, nhiều nước đã đẩy nhanh việc cấp phép các loại vaccine an toàn cũng như bắt đầu triển khai các chiến dịch tiêm chủng cho đối tượng trẻ em. Vậy kinh nghiệm và khuyến cáo của các nước có gì đáng chú ý?
Mới lập gia đình chưa lâu nhưng nữ dân quân Nguyễn Thị Thanh Trúc ngụ ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM vẫn quyết tâm xung phong tham gia phục vụ công tác hậu cần ở Bệnh viện thu dung điều trị Covid-19 số 12 của TP.HCM. Quan điểm không chọn việc nhẹ nhàng nên ở tuyến đầu chống dịch cô nữ dân quân 24 tuổi với dáng người nhỏ nhắn luôn tất bật với công việc từ sáng đến tối, góp phần cùng đội ngũ y tế chữa trị cho các bệnh nhân với mong muốn sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Biến thể Delta của vi-rút SARS Cov-2 đang tàn phá thế giới với tốc độ chưa từng có, và mọi việc đều đang nằm ngoài dự tính của con người. Vấn đề là thế giới cần phải có chiến lược vaccine sáng tạo hơn, quyết đoán hơn nhằm ngăn chặn đà lây nhiễm của SARS-CoV-2. Với lợi thế về dân số và khoa học công nghệ, Ấn Độ là quốc gia đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các sản phẩm mới nhằm ngăn chặn Covid-19. Trong quá trình này, Việt Nam là một trong các quốc gia đối tác trong việc nghiên cứu, thử nghiệm các loại vaccine được sản xuất từ Ấn Độ. Phóng viên Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Tiến sỹ Krishna Ella, Chủ tịch Công ty Dược Ấn Độ Bharat Biotech – nhà sản xuất vaccine Covaxin ngừa Covid-19 làm rõ hơn những nội dung này.
Trưa 3/8, tại họp báo thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch covid-19, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tính đến tối qua (2/8), TP.HCM đã tiêm được 920.329 liều vaccine, về cơ bản hoàn thành đợt tiêm thứ 5 trong vòng 10 ngày.
Số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã gần chạm mốc 200 triệu ca sau hơn 1 năm rưỡi bùng phát, trong khi số ca tử vong cũng vượt 4 triệu 200 nghìn ca. Sự xuất hiện của biến chủng Delta đã khiến nhiều nước phải xem xét lại những hạn chế hay đánh giá lại các chiến lược tiêm chủng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, biến chủng Delta là lời cảnh báo rằng thế giới phải tăng tốc kiểm soát sự lây lan của vi-rút trước khi nó đột biến thành các chủng nguy hiểm hơn.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ Công thương, Y tế, Giao thông vận tải đã có nhiều văn bản đề nghị tạo thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa, song một số một số địa phương thực hiện chưa đúng các chỉ đạo và hướng dẫn, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Làm sao tháo gỡ các nút thắt trong lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và thực hiện đúng các chỉ đạo của Trung ương? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời Tiến sỹ Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông.
Đang phát
Live