Tại tỉnh Kon Tum, việc hỗ trợ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đang được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng đối tượng.
Hà Nội liên tục phát hiện và xử lý các bộ kit test nhanh Covid-19.- Tiếp tục tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá trên 2,5 tỷ đồng.- Không gắn nhãn hàng hoá, doanh nghiệp bị xử phạt 30 triệu đồng.- Phát hiện cơ sở sản xuất kinh ngang nhiên sản xuất mỹ phẩm dù phiếu công bố đã hết hiệu lực….
Hôm nay, Australia đã đạt dấu mốc đầu tiên trong lộ trình tiêm chủng khi 70% người từ 16 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine. Trong tuyên bố đưa ra vào hồi tháng 7, Thủ tướng Australia khẳng định, sau khi đạt tỷ lệ tiêm chủng này, Australia sẽ cân nhắc nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch bệnh, trong đó có việc dần mở cửa biên giới quốc tế.
Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu. Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
-Trẻ mồ côi vì COVID-19 - Cần lắm những vòng tay -Câu chuyện khởi nghiệp của các cô gái trẻ người Dao
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhóm trẻ em được đánh giá là có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Mới đây nhất, vụ việc hàng chục học sinh cùng lớp tại trường THCS Chu Hoá, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mắc Covid 19 đã cho thấy, việc tiêm vắc xin cho trẻ em có ý nghĩa quyết định để các em trở lại trường học an toàn.- Dù nguồn cung vắc xin tại nước ta còn hạn hẹp, song vào giữa tháng 10 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì cho chiến lược tiêm phòng ở trẻ em? Điều quan trọng nhất khi triển khai tiêm ở nhóm đặc biệt này là gì? Và với trẻ em, liệu trào lưu anti vắc xin có diễn ra dưới nhiều hình thức làm ảnh hưởng đến công tác tiêm phòng? Cùng khách mời là TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận kỹ hơn về nội dung này.
Tại họp báo chiều 18/10, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, hiện TP mới chỉ nhận được tờ trình của Sở Y tế về việc tiêm vaccine cho trẻ em và chưa có thời điểm tiêm chủng cụ thể.
Trong động thái nhằm chuẩn bị cho việc chung sống với Covid-19, hôm nay, Australia vừa cấp phép sử dụng cho một loại thuốc mới dùng để điều trị Covid-19. Đây là loại thuốc thứ 3 được Australia cấp phép điều trị căn bệnh này.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Một cuộc đua tích trữ thuốc điều trị COVID-19 bắt đầu, với các quốc gia đang nhanh chóng tìm kiếm hợp đồng lớn với các hãng dược phẩm khi có thông tin tích cực về phương pháp điều trị mới. Cuộc đua sở hữu hợp đồng ngay ở thời điểm thuốc vẫn chưa được cấp phép sử dụng chính thức, làm dấy lên lo ngại một số quốc gia nghèo hơn có thể bị bỏ lại phía sau, lặp lại sai lầm của chiến lược triển khai vắc-xin ngừa COVID-19 chậm chạp và thiếu công bằng.
Đang phát
Live