
- Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tăng giá trái pháp luật, phá thị trường. Về giá thịt lợn, Thủ tướng yêu cầu 3 bộ Công Thương, Nông nghiệp và Công an vào cuộc, phải đưa giá xuống mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng tới.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ mức chi tối thiểu 2% ngân sách cho sự nghiệp môi trường.- Tiếp tục có thêm những ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, trong khi đó, đã 5 ngày rưỡi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.- Phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận Quốc tế cho rằng hành vi của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, việc nhiều quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch bệnh Covid-19.- Chương trình Lương thực thế giới cảnh báo sẽ có 265 triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng đói nghèo do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.- Giá dầu thế giới đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, trong phiên mở cửa sáng nay.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
Hôm nay (21/4), tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và các thành viên Ủy ban Đối ngoại dự cuộc họp trực tuyến do Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức liên quan đến chủ đề hợp tác quốc tế chống đại dịch Covid-19. Cuộc họp có sự tham gia của các quốc gia: Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia. Tin của phóng viên Kim Thanh.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường với những tin tức cập nhật cả ở trong nước và quốc tế. Những điểm bùng phát dịch mới, những người đã chiến đấu suốt vài tháng qua, những con số làm chúng ta thấy kiệt sức và lo sợ. Ở những điểm nóng về dịch bệnh, chúng ta vẫn đang trong những ngày cách ly xã hội. Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, xuất bản phải hủy, hoãn, hoặc đóng cửa. Phố sách Hà Nội đóng cửa, hàng loạt hội sách Mùa Xuân do các đơn vị phát hành, nhà xuất bản, các nhà sách tổ chức cũng phải hủy, hoãn… Tuy nhiên, một điểm sáng của ngành in và xuất bản thời gian này là số lượng sách bán qua hình thức online và sách điện tử đã tăng mạnh. Nhìn ở góc độ tích cực sẽ thấy việc trường học, công sở, nhà hàng, quán ăn... đóng cửa và công dân thực hiện việc hạn chế đi lại, tiếp xúc để phòng tránh dịch Covid-19 lại chính là “cơ hội vàng” cho văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, đoàn thể. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta sống “chậm” bằng nhiều cách, trong đó có việc tĩnh tâm, tập trung đọc sách vừa để thu nạp thêm kiến thức, đồng thời cũng là cách mà nhiều người lựa chọn để nạp thêm năng lượng tích cực, bình tĩnh đi qua những tháng ngày gian khó... Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, trao đổi với dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu và hỗ trợ phát triển phong trào văn hóa đọc tại Việt Nam.
Hôm nay (21/4) là ngày mở đầu lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm Bà Ni ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nên đồng bào Chăm Bà Ni nơi đây tạm dừng các nghi lễ tôn giáo, chỉ tổ chức vui đón Ramưwan tại gia đình. Đoàn Sĩ – Phóng viên thường trú tại Tp.HCM đưa tin.
Cùng với việc tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19, ở nhiều cơ quan công sở của tỉnh Kon Tum đã có những cách làm sáng tạo để nâng cao hiệu quả phòng dịch. Tại huyện Đăk Hà, sáng kiến “Nhân viên tự động nhắc nhở mọi người phòng dịch Covid-19” của anh Trương Văn Thành, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện với nhiều ưu điểm đã và đang được chính quyền địa phương nhân rộng phục vụ công tác phòng dịch. Phản ánh của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
“Bao giờ cuộc sống trở lại bình thường?” có lẽ là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất sau khi hàng loạt chính phủ trên thế giới triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Đến nay, chưa có quốc gia nào công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp này, nhưng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng một vài biện pháp giảm áp lực cho nền kinh tế. Thực tế này cũng đang đặt ra bài toán khó trong việc đảm bảo cân bằng vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới.
- Điều chỉnh thời gian và hình thức tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.- Vai trò của đảng viên và cấp ủy ở Can Lộc, Hà Tĩnh trong phòng chống dịch Covid-19.- Đồn biên phòng Bắc Sơn, bộ đội biên phòng Quảng Ninh làm theo lời Bác.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song công tác an sinh xã hội luôn được Chính phủ quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi đất nước đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và đang làm thay đổi thế giới theo cách chưa từng có, trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội. Ở Việt Nam, nhiều người cũng đang cảm nhận rất rõ nét những thay đổi từ Covid-19, từ học tập, làm việc đến các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày – những thay đổi dựa trên nguyên tắc “vàng” trong mùa dịch, đó là giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường kết nối gián tiếp. Chính những khó khăn mà toàn xã hội đang phải đối mặt trong mùa dịch Covid-19 lại đang hé mở cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Đang phát
Live