
Mặc dù tuyên bố đã ngăn chặn được đà lây lan của Covid-19, nhưng lãnh đạo thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn cho rằng, công tác phòng chống dịch tại đây đang ở thời khắc "quan trọng nhất, căng thẳng nhất". Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh.
Sau hơn chục ngày tái bùng phát, dịch Covid-19 trong cộng đồng ở Bắc Kinh bắt đầu có dấu hiệu giảm, song nguyên nhân gây ra dịch bệnh vẫn là một ẩn số. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị Đảng uỷ Công an Trung ương.- Hội nghị trực tuyến quan chức cấp cao ASEAN, mở đầu cho tuần lễ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.- Đồng Tháp đã sẵn sàng cho Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XIV diễn ra từ 24 đến 27/6 với sự tham dự của 62 Đài Phát thanh Truyền hình trên cả nước, 16 đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và Cục Truyền thông Công an nhân dân.- Đăk Nông cách ly 355 người để ngăn chặn ổ dịch bạch hầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong.- Thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, với quy mô dịch lớn hơn trong cuộc chiến chống Covid-19.- Triều Tiên chuẩn bị rải 12 triệu tờ truyền đơn vào lãnh thổ Hàn Quốc.
Trong cuộc họp báo chiều 22/6, người phát ngôn chính quyền thành phố Bắc Kinh Từ Hòa Kiến tuyên bố, thành phố này đã ngăn chặn được sự lây lan của Covid-19, nhưng tình hình dịch vẫn nghiêm trọng phức tạp. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Cùng với những diễn biến căng thẳng mới trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Trung, làn sóng COVID-19 thứ 2 trở lại đang đặt nhiều quốc gia trước những nguy cơ mới. Tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, hơn 200 ca nhiễm COVID-19 đã được phát hiện kể từ hôm 11/6. Ấn Độ đã báo cáo mức tăng kỷ lục COVID-19 lên tới 14.516 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên gần 400 nghìn ca với gần 13 nghìn trường hợp tử vong. Tại châu Mỹ, Brazil và Mỹ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục khó có thể kiểm soát. Đáng chú ý, có 6 thành viên nhóm vận động tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump dương tính với COVID-19. Tại Trung Đông, các ca lây nhiễm cũng tăng theo cấp số nhân tương tự. Một loạt các nước châu Âu chỉ vừa mới mở cửa lại biên giới, nay đã chuẩn bị phong toả trở lại. Và trong một diễn biến mới nhất, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra cảnh báo “Thế giới bước vào giai đoạn COVID-19 mới và nguy hiểm”. Chúng tôi kết nối với các phóng viên Bích Thuận, Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc, Phan Tùng, Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ-theo dõi khu vực Nam Á và Ngọc Thạch, Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông để cập nhật những diễn biến mới nhất về làn sóng COVID-19 thứ 2.
- Xảy ra hàng loạt sự cố công trình thủy lợi: Giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp nghiêm trọng?- Đột kích triệt phá kho chứa gần 7 tấn nguyên liệu sản xuất bim bim không rõ nguồn gốc- Làn sóng COVID-19 thứ 2 phải chăng đã trở lại?- Thận trọng với trái phiếu lãi suất cao- Lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam: từng bước bình ổn giá lợn trên thị trường- Lao động khó tiếp cận gói 62.000 tỷ- Triển vọng lạc quan về tốc độ điều chế vắc-xin phòng chống Covid-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 trên thế giới trong bối cảnh nhiều nước đã nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới. Trong khi số người tử vong do Covid-19 tại Brazil sắp vượt ngưỡng 50 nghìn người, thì Ma-rốc cũng chứng kiến sự gia tăng kỷ lục số ca mắc bệnh. Còn tại châu Âu, Ucraina đã phải thắt chặt các biện pháp kiểm dịch chỉ sau 1 tuần nới lỏng. BTV Thu Hoài tổng hợp thông tin:
- Ngành chế biến gỗ: Định hình hướng đi sau dịch bệnh Covid-19.- Phát triển sản phẩm OCOP góp phần gia tăng giá trị nông sản.- Chăm sóc cây vải sau thu hoạch.
Dù vướng dịch bệnh Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu năm 2020, TPHCM vẫn thu hút được 1 tỷ 600 triệu USD vốn FDI. Theo dự báo, dịch Covid-19 khiến dòng vốn FDI sẽ có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Là nơi kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, TPHCM đã chuẩn bị gì để đón dòng vốn đầu tư này. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
- Cần đánh giá lại tính khả thi của việc cưỡng chế hành chính bằng hình thức cắt điện, nước. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.- Bộ Ngoại giao trao văn bản thông báo việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EVIPA cho đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Như vậy, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới, trong khi Hiệp định EVIPA sẽ có hiệu lực sau khi được Quốc hội tất cả các nước thành viên EU phê chuẩn.- Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để Việt Nam công bố hết dịch, nhưng sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét nối lại đường bay thương mại đối với một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã cơ bản khống chế được dịch bệnh và có quan hệ sâu rộng nhiều mặt với nước ta.- Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, sẽ nới lỏng việc nhập cảnh cho Việt Nam và một số nước sau thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19.- Mỹ và Trung Quốc có cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Ngoại trưởng Mỹ và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì sau 3 tháng đình trệ các cuộc tiếp xúc. Tuy vậy sóng gió vẫn nổi lên trong quan hệ hai nước sau cuộc gặp này.
Đang phát
Live