
- Lãnh đạo các quốc gia trong khối ASEAN dự kiến đưa ra các sáng kiến thúc đẩy hợp tác nội khối, nhanh chóng vượt qua đại dịch tại Hội nghị cấp cao ASEAN.- Khai mạc Liên hoan Phát thanh Toàn quốc lần thứ 14 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp.- Biểu giá bán lẻ điện sẽ được cải tiến theo cơ cấu như thế nào?- Số ca mắc Covid-19 trong 1 ngày ở Mỹ quay trở lại mức cao nhất như đỉnh dịch tháng 4.- Tổng Thư kí LHQ kêu gọi Israel từ bỏ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây.
Đại dịch Covid-19 tác động vào tất cả các lĩnh vực và ảnh hưởng đến mọi nhà, mọi người. Ngay trong thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh cách đây vài tháng, xu hướng, thói quen của người tiêu dùng trong nước, nhất là ở các đô thị lớn như TPHCM thay đổi đáng kể, cả do chủ quan và khách quan. Đến nay, dù tình hình đã bớt căng thẳng nhưng những thay đổi trong việc mua sắm, tiêu dùng, sử dụng dịch vụ, hàng hóa…vẫn còn. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời điều tiết, thay đổi mẫu mã, giá cả, hình thức mua bán, giao hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn “bình thường mới”. Bài viết của Minh Hạnh đề cập vấn đề này:
- Kỳ tích điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam.- Mỹ: phòng tập thu nhỏ trong các lồng kín vừa tuân thủ giãn cách xã hội vừa có thể tập luyện thể thao.- Cuốn tiểu thuyết “Những tấm lòng cao cả” của tác giả Edmondo De Amicis.- Làm giàu trên vùng đất hạn.
- Tuyệt đối không để làn sóng Covid-19 thứ 2 ở Việt Nam. Hiện Chính phủ chưa cho phép mở cửa đối với khách du lịch vào nước ta. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong cuộc họp Thường trực Chính phủ.- Lại có thêm một hộ gia đình có hóa đơn tiền điện tăng bất thường, tăng hơn 14 lần so với tháng trước.- Công an tỉnh Vĩnh Phúc hoàn tất điều tra vụ 4 thành viên đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng của các cơ quan, tổ chức trong tỉnh.- Tái diễn các vụ sạt lở quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ảnh hưởng đến đời sống của người dân.- Irắc tuyên bố tiêu diệt 12 thành viên của Tổ chức khủng bố IS.- Brazil khánh thành trung tâm điều phối không gian đầu tiên của nước này.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị quân chính toàn quân, chủ trì họp thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 và xử lý một số dự á yếu kém ngành công thương.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ.- Gắn kết, chủ động thích ứng và đi đầu trong kiểm soát dịch Covid-19 là nội dung bao trùm hàng loạt hội nghị quan trọng trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao ASEAN lần thứ 36.- Sau khi ổ dịch bạch hầu xuất hiện ở Đắk Nông và một số tỉnh Tây Nguyên, Bộ Y tế đã vào cuộc tiến hành điều tra dịch tễ, điều trị dự phòng bằng kháng sinh và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin bổ sung.- Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ 14 bắt đầu diễn ra tại Đồng Tháp với phần thi phát thanh trực tiếp.- Nga duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.- Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên giảm nhiệt khi Triều Tiên dừng các kế hoạch quân sự chống Hàn Quốc.
Trong khi châu Âu được cho là đã kiểm soát được dịch Covid-19 và bắt đầu mở cửa trở lại, thì châu Mỹ Latinh lại đang nổi lên là ổ dịch mới của thế giới. Bên cạnh Brazil với số ca mắc Covid-19 cao nhất ở khu vực và đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, một loạt quốc gia khác cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt trong những ngày gần đây, đáng chú ý nhất là Chile – quốc gia hai tháng trước đây vẫn được xếp vào nhóm có biện pháp phòng chống Covid-19 hiệu quả.
Sau gần 100 ngày điều trị, bệnh nhân 91 người Anh đã hồi phục như một kỳ tích. Trước đó, tại miền Bắc, bệnh nhân số 19 cũng 3 lần ngừng tuần hoàn trong một đêm đã được các y bác sỹ cứu sống. Rồi có hàng chục bệnh nhân Covid-19 nặng người Việt và người nước ngoài đã được đội ngũ y bác sỹ ba miền điều trị khỏi. Cho đến hôm nay, thành công trong công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế ghi nhận. Vậy phía sau những thành công này, các thầy thuốc đã trải qua những giờ phút “cân não” ra sao? Bài học thành công trong điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là gì và từ sau những ngày cao điểm phòng chống dịch, nền y tế Việt Nam có điều kiện để bứt phá, phát triển hiện đại hơn? Bàn vè nội dung này, khách mời là GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, thành viên Tiểu ban Điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia.
Trước nguy cơ làn sóng dịch Covid-19 thứ hai, các nhà khoa học trên thế giới đều đang gấp rút triển khai công nghệ mới để nghiên cứu và điều chế vắc xin phòng ngừa dịch bệnh. Không nằm ngoài cuộc đua này, Trung Quốc hiện cũng đang thúc đẩy tiến trình thử nghiệm lâm sàng cho 5 loại vắc-xin do các tập đoàn y dược nước này sản xuất.
Phân tích về nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 thứ hai nhìn từ thực tế Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Trung Đông, dù có thể còn khác nhau về cách gọi – đó là làn sóng thứ hai, hay là đợt bùng phát mới, thì việc số ca nhiễm Covid-19 gia tăng sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội là thực tế mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Mỹ - tâm dịch lớn nhất của thế giới với hơn 2 triệu 300 nghìn người mắc Covid-19 cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới sau khi hơn 50 bang thực hiện mở cửa trở lại nền kinh tế. Các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận nguy cơ bùng phát Covid-19 vào mùa xuân hoặc mùa đông năm nay tại Mỹ là hiện hữu. Vậy Mỹ sẽ ứng phó như thế nào trước nguy cơ này, và làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế với phòng chống dịch bệnh? Vấn đề này được lý giải trong cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ.
Dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng tại bang Victoria khi số người được xác định bị Covid-19 tăng thêm 17 người trong 24h qua, trong đó có thể có tới 11 ca là lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia thông tin.
Đang phát
Live