Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại thường gia tăng vào những tháng cuối năm, do nhu cầu tiêu dùng dịp Lễ, Tết tăng mạnh. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, cung - cầu hàng hóa dịp Tết dự báo sẽ giảm so với những năm trước, nhưng đây vẫn là thời điểm các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, đòi hỏi các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình. Nhìn lại diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại thời gian qua, cùng giải pháp các lực lượng chức năng đã, đang và sẽ triển khai để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, bảo vệ người tiêu dùng, nhà sản xuất chân chính, chống thất thu ngân sách và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Diễn đàn Chủ Nhật bàn nội dung: “Chống buôn lậu, gian lận thương mại- Chủ động ứng phó với những chiêu thức vi phạm mới trong bối cảnh dịch bệnh”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương; và ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính.
Chúng ta sắp bước sang tháng cuối cùng của năm 2021. Trong năm vừa qua, dịch covid-19 đã làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trong đó có cả việc tổ chức đám cưới của các cặp đôi. Mùa cưới năm nay chứng kiến những đám cưới thật khác so với thông thường. Nhiều gia đình đã bỏ bớt thủ tục, tổ chức đám cưới gọn nhẹ, thậm chí nhiều cặp đôi đã hoãn, lùi ngày vui để thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Tại đường sách Nguyễn Văn Bình, thành phố Hồ Chí Minh, có một đám cưới đã diễn ra theo cách hết sức đặc biệt. Không tiệc tùng, không sân khấu, bàn ghế, không MC và không quá nhiều lễ nghi. Cùng nghe những chia sẻ thú vị về đám cưới đặc biệt này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền thành phố Bern nghiên cứu hợp tác với 12 địa phương của Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cũng như quảng bá các di sản này ở Thụy Sỹ.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế trình phê duyệt Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 trước ngày 30/11.- Lo ngại siêu biến thể của virus Sars-Cov-2 với tên gọi Omicron, hàng loạt các quốc gia trên thế giới tạm dừng nhập cảnh đối với người đến từ các nước miền Nam Châu Phi.
Hôm nay Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho học sinh lớp 9. Theo ghi nhận của PV công tác tiêm chủng diễn ra từ sớm với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cơ quan y tế.
NSND Lan Hương: Không ngại "tạo hình xấu" trên phim.- Thành phố Bạc Liêu: đến tận nhà để tiêm phòng Covid-19 cho người dân.
-Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh nguy hiểm - Điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng keo sinh học
Trước tình hình số ca mắc và số trường hợp tử vong do Covid-19 gia tăng trở lại, một số tỉnh thành phố thông báo đã hết giường điều trị F0 và một số địa phương có văn bản đề nghị Bộ Y tế chi viện lực lượng y, bác sĩ. Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị Covid-19 tổ chức sáng nay ở Hà Nội, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đang cử đoàn công tác đến các địa phương dịch phức tạp để nắm tình hình.
Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Nga Tachiana Golikova cho biết, Bộ Y tế nước này đã cấp giấy phép đăng ký vắc-xin ngừa Covid-19 “Gam-COVID-Vac-M”(tên thương mại là Sputnik-M) cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Vắc-xin được đánh giá là an toàn và phát triển miễn dịch ở lứa tuổi này tốt hơn ở người lớn.
Những ngày gần đây, Nhật Bản và một số nước châu Phi đã trở thành hiện tượng khiến cả thế giới quan tâm khi số ca mắc và tử vong do Covid 19 đã giảm ngoạn mục. Đặc biệt 2 tuần nay số ca mắc tại Nhật Bản chỉ ở mức trên dưới 200 ca và không có ca tử vong. Đây là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng mong đợi, trong đó có Việt Nam với số ca mắc mỗi ngày gần đây đã chạm mốc hơn 10 nghìn và số tử vong 3 con số. Câu chuyện của Nhật Bản và một số nước châu Phi đang đặt ra hy vọng liệu Covid 19 có thể biến mất? Việc bao phủ tiêm phòng vắc xin có góp phần đẩy lùi được đại dịch? Với diễn biến còn rất phức tạp tại nước ta, giải pháp nào để giảm số ca mắc và tử vong? Cùng khách mời là PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Tại hội thảo “Bảo vệ sức khỏe – thích ứng an toàn COVID-19” do báo Tiền phong tổ chức sáng nay (24/11), các chuyên gia cho rằng, không nên để lặp lại những tình huống đã từng xảy ra trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, vì như vậy sẽ để lại các di chứng giai đoạn hậu COVID-19.
Đang phát
Live