Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế như thương mại, ngân hàng tài chính, du lịch, y tế giáo dục đến giải trí… góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên quá trình này cũng gặp không ít thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Giảm dần phân, thuốc hóa học, chuyển đổi sang canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng ở miền núi tỉnh Khánh Hòa. Xu hướng này bắt đầu thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.
Hôm nay (27/12), TP Hải Phòng tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số năm 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - Nền tảng phát triển kinh tế xã hội", với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu gồm các chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện một số tỉnh thành trong cả nước và các ban ngành, người dân TP Hải Phòng.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để bứt phá đi lên. “Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Các khách mời tham gia chương trình: - Tiến sỹ Hoàng Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế biển xanh, xây dựng một nghề cá có trách nhiệm, bền vững ở nước ta nhằm phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng của Việt Nam, tạo thành động lực phát triển kinh tế biển bền vững, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đó là nội dung được thảo luận tại Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản - vì một ngành Thuỷ sản xanh và phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tại thành phố Hội An hôm nay 23/12.
Trước thực trạng biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 về Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Báo Xây dựng phối hợp với Liên minh hỗ trợ công nghiệp Việt Nam Visa và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp- Kiểm kê khí nhà kính: Nền tảng cho lộ trình giảm phát thải”, là hành động thiết thực cùng triển khai Nghị quyết này.
- Hà Nội: Khó kiểm soát khí thải các phương tiện giao thông - Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon trong ngành giao thông vận tải
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở các địa phương.- Nhìn lại nửa chặng đường thực hiện dự án Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp.
Hạn chế rủi ro phòng vệ thương mại khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.- Vai trò của xúc tiến thương mại trong xuất khẩu xanh và những vấn đề đặt ra đối với chuyển đổi xanh trong hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu Việt Nam.- Khu công nghiệp sinh thái vẫn chỉ là thuật ngữ trên giấy.
Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không chỉ chịu áp lực cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia khác vào thị trường đối tác, mà áp lực từ chính nhu cầu tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch ở các thị trường châu Âu và các thị trường xuất khẩu lớn của hàng hoá Việt Nam. Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường, và Việt Nam không phải ngoại lệ. Cùng với nỗ lực từ chính doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, đồng hành cùng doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt cơ hội thị trường cũng được cơ quan quản lý nhà nước khẳng định. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) về vai trò của XTTM trong xuất khẩu xanh và những vấn đề đặt ra đối với chuyển đổi xanh trong hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu Việt Nam:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live