TP.HCM có 3 chợ đầu mối, lượng hàng nhập chợ trung bình từ 7.000 tấn đến 8.500 tấn/đêm, cung cấp 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố về lương thực thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, sau 20 năm phát triển, mô hình tổ chức của chợ đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Năm 2023, tổng lượng hàng hóa bán ở chợ giảm 17% so với thời điểm trước dịch bệnh. Trong bối cảnh chuyển đổi số trong kinh doanh đang được TP.HCM đẩy mạnh, vậy chuyển đổi số ở chợ đầu mối nên bắt đầu như thế nào?
Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế như thương mại, ngân hàng tài chính, du lịch, y tế giáo dục đến giải trí… góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên quá trình này cũng gặp không ít thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hôm nay (27/12), TP Hải Phòng tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số năm 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - Nền tảng phát triển kinh tế xã hội", với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu gồm các chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện một số tỉnh thành trong cả nước và các ban ngành, người dân TP Hải Phòng.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để bứt phá đi lên. “Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Các khách mời tham gia chương trình: - Tiến sỹ Hoàng Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế biển xanh, xây dựng một nghề cá có trách nhiệm, bền vững ở nước ta nhằm phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng của Việt Nam, tạo thành động lực phát triển kinh tế biển bền vững, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đó là nội dung được thảo luận tại Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản - vì một ngành Thuỷ sản xanh và phát triển bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tại thành phố Hội An hôm nay 23/12.
“Phát triển nông nghiệp bền vững, hệ thống lương thực, thực phẩm có khả năng chống chịu và hành động ứng phó biến đổi khí hậu.” Nội dung được đưa ra tại hội thảo “Thay đổi các hệ thống canh tác nông nghiệp quy mô nhỏ theo định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” diễn ra hôm nay (5/12) tại Hà Nội.
Việt Nam cũng lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics được dự báo đạt mức 5,5%. Đây là kết quả đáng khích lệ, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 60% sản lượng thủy sản cá xuất khẩu và 70% các loại trái cây cả nước. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều nay (27/11), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Các đại biểu đã tập trung góp ý kiến về một số nội dung lớn, như: thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ thuộc Phòng lưu trữ Quốc gia và thuộc các ngành: quốc phòng, công an, ngoại giao; hoạt động lưu trữ tư và dịch vụ lưu trữ. Đặc biệt, các đại biểu nhấn mạnh các yêu cầu về tăng cường hiệu quả hiệu lực lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.
Việc thanh toán tiền điện theo phương thức điện tử đã trở thành thói quen của đại bộ phận khách hàng trên cả nước. Các hợp đồng mua bán điện ký mới cũng được đa số khách hàng lựa chọn sử dụng hình thức điện tử. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. “Đẩy mạnh số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng dùng điện” là chủ đề của Chương trình chuyên gia của bạn, với sự tham gia đồng hành của ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Xác định chuyển đổi số có vị trí quan trọng trong phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã không ngừng nỗ lực, xây dựng được hệ thống hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Đây là bước đi đột phá giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và người dân được tiếp cận với Internet, thúc đẩy chuyển đổi số thực chất, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Đang phát
Live