Ở các đô thị lớn hiện nay, việc xây dựng chung cư là một xu hướng tất yếu để tiết kiệm quỹ đất cho xây dựng hạ tầng. Với những tiện ích xung quanh, việc mua những chung cư để ở hoặc để kinh doanh cũng là lựa chọn của nhiều gia đình. Vì thế, quy định của dự thảo luật nhà ở sửa đổi về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Không đưa ra hai phương án như các dự thảo lần trước, dự thảo luật nhà ở sửa đổi mới đây chỉ đưa ra quy định nhà chung cư hết thời hạn sử dụng, hoặc chưa hết thời hạn nhưng buộc phải tháo dỡ theo quy định sẽ phải chấm dứt quyền sở hữu. Quy định này có đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, vừa đảm bảo quản lý nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của người mua chung cư hay không?
Dự kiến ngày mai (17/3), tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Mới đây, Chính phủ đã có tờ trình dự thảo luật gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong dự thảo mới nhất, Chính phủ chỉ đưa ra phương án duy nhất về sở hữu chung cư có thời hạn. Nội dung này nhận được sự quan tâm của nhiều người dân, doanh nghiệp cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra là làm sao để vừa bảo vệ quyền lợi của người dân nhưng vẫn phát huy một cách hiệu quả nhất nguồn lực đất đai vào sự phát triển xã hội.
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Trong dự thảo mới nhất, Chính phủ chỉ đưa ra một phương án duy nhất về sở hữu chung cư có thời hạn. Theo lý giải, Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư, hết thời hạn sử dụng nhà chung cư mà không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng thì phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại. Thông tin không còn được sở hữu chung cư vĩnh viễn mà chỉ sở hữu có thời hạn đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Những người ủng hộ dự thảo luật thì cho rằng, thông tin này sẽ giúp giảm giá nhà, người thu nhập thấp có thể mua được nhà. Nhưng không ít người dân, chuyên gia thẳng thắn đề nghị, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Bởi quy định này can thiệp đến quyền sở hữu, tác động rất lớn đến quyền lợi của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Gần 1.800 người dân ở chung cư Moscow Tower, tại phường Tân Thới Nhất, Quận 12 đang sống trong cảnh bất an khi thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy thường xuyên ngưng hoạt động. Việc chung cư không được duy tu, bảo dưỡng là do chủ đầu tư chưa giao toàn bộ kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị tòa nhà.
Thống kê cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 1.579 tòa chung cư cũ xây dựng trong giai đoạn 1960-1980. Phần lớn số chung cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân. Dù đã rất nhiều lần lên phương án thực hiện, nhưng đến nay, việc sửa chữa, cải tạo, xây mới số chung cư nguy hiểm này gần như dậm chân tại chỗ.
Toàn thành phố Hà Nội có gần 1.600 chung cư cũ, trong đó có cả trăm tòa được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ trước, đều hết niên hạn sử dụng, xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân. Đây là vấn đề nóng của thủ đô tồn tại nhiều năm nay. Nhưng vì nhiều lý do mà tiến độ cải tạo, xây mới các chung cư cũ đến nay vẫn rất chậm chạp. Mới đây Hội đồng nhân dân thành phố thông qua Kế hoạch cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Liệu đây có là cú hích để thay đổi hiện trạng chung cư cũ nát hiện nay trên địa bàn thủ đô? Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội kiến trúc sư Hà Nội bàn luận về câu chuyện này.
Chính phủ hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng cần thiết khác của Trung ương và các địa phương cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid 19.- Có hay không nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 thông qua hệ thống điều hoà, thông gió tại các khu chung cư? PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng làm rõ nội dung này.
Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ việc thương tâm liên quan đến việc trẻ em rơi, ngã tử vong tại các chung cư cao tầng. Mới nhất là sáng 2/7 cháu bé 5 tuổi rơi từ tầng 11 chung cư Vinaconex 1 (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) theo lối cửa sổ xuống sảnh văn phòng tầng 3 tòa nhà tử vong. Trước thực trạng này, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp, tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là ngăn chặn nguy cơ trẻ bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng? Bố mẹ và những người lớn cần có sự quan tâm tới con trẻ trong những ngày nghỉ hè và nghỉ ở nhà phòng dịch ra sao để trẻ thực sự được an toàn? Phó giáo sư tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội bàn luận về vấn đề này.
Làm sao để phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng?- Chiếc xe buýt tự lái chạy bằng pin nhiên liệu đầu tiên trên thế giới.- Những chuyến xe rau nghĩa tình từ Đắc Lắc đến với tâm dịch ở TPHCM.
Từ 5/7/2021, TPHCM chính thức cho phép bán căn hộ rộng chỉ từ 25m2.- Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh dịch bệnh.-Liên kết các sàn thương mại điện tử - đa dạng kênh tiêu thụ hàng Việt
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live