- Tin nhắn rác, cuộc gọi rác xuất hiện trở lại với tần xuất nhiều hơn.- Hà Nội: Nhiều dự án không xác định ngày về đích.- Trung Quốc muốn điều chỉnh chiến lược với hai đồng minh của Mỹ.
2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Mục tiêu của chiến lược là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Chúng ta đang ở tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội cùng các giảng viên, học viên sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo, với cơ hội nghề nghiệp, tương lai rộng mở hơn cho các học viên sau đào tạo nghề.
Ba đột phá chiến lược nêu trong dự thảo Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 là: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, ba đột phá đã đã phản ánh những trọng tâm, trọng điểm cần thực hiện trong 10 năm tới. Ghi nhận của nhóm phóng viên Việt Cường và Lại Hoa:
- Phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội, nhiều đại biểu đề nghị cần có chiến lược phát triển rừng dài hạn và chiến lược phát triển kinh tế đối với vùng chịu nhiều tác động của thiên tai trong tổng quan phát triển kinh tế- xã hội.- Quốc hội đã tiến hành bãi nhiệm chức danh đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.- Các tỉnh miền Trung nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm người mất tích, đồng thời chuẩn bị ứng phó bão số 10 – cơn bão được dự đoán rất nguy hiểm cả trên biển lẫn đất liền.- Nước ta sẽ thử nghiệm Vắc-xin phòng chống bệnh Covid-19 trên người trong tháng 11 này.- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu. 2 ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden chia nhau chiến thắng ở hai điểm bỏ phiếu đầu tiên.- Một bé gái 4 tuổi sống sót kỳ diệu sau 91 giờ trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 102 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Ngày hôm qua, tại thao trường Kapustin yar, tỉnh Astrakhan, LB Nga, diễn ra giai đoạn chính của cuộc tập trận chỉ huy -tham mưu chiến lược Kavkaz -2020. Đây là dịp để Nga trình diễn nhiều mẫu vũ khí mới, kinh nghiệm huấn luyện chiến đấu, cũng như sự phối hợp lực lượng với các quốc gia đối tác. Tổng thống Nga V.Putin đã tham dự và thị sát cuộc tập trận này. Anh Tú, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin
- Hiệp định EVFTA: Xuất khẩu nhiều nông sản sang thị trường EU - Hội phụ nữ Hà Nội góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao
Trung Đông được kỳ vọng trở thành điểm sáng ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Sau khi thành công với vai trò trung gian cho thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các tiểu vương Quốc Ả-rập thống nhất, Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia Ả-rập tiến hành các bước đi tương tự. Đó là một trong các mục tiêu mà ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến thăm một loạt nước Trung Đông. Nỗ lực của Mỹ nếu thành công sẽ tạo ra bước thay đổi lớn trong các mối quan hệ địa chính trị ở Trung Đông nhưng trước mắt, đây có thể là một chiến lược tranh cử của Tổng thống Donald Trump? Phản ứng của các nước A-rập như thế nào trước nỗ lực của Mỹ? Cuộc trao đổi giữa BTV Thanh Huyền với phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Ngọc Thạch – thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa chính thức thông báo sẽ cắt giảm 11.900 binh sĩ nước này tại Đức – cao hơn 2.500 binh sĩ so với dự kiến ban đâu. Trong số này, Mỹ sẽ đưa về nước 6.400 binh sĩ, số còn lại được tái bố trí đến một số quốc gia, trong đó có Italia và Bỉ. Việc điều động quân bắt đầu được tiến hành trong vài tuần tới. Mỹ lý giải việc tái bố trí quân này nhằm thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở Đông Âu, phối hợp các hoạt động của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiệu quả hơn nhằm ứng phó với Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, bước đi này của Mỹ còn xuất phát từ những bất đồng với Đức liên quan đến chi phí quốc phòng, vì thế có thể làm suy yếu liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với anh Hải Đăng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Cộng hòa Séc, phụ trách Đông Âu sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn căng thẳng mới, khi lần đầu tiên Mỹ bày tỏ thái độ rõ ràng, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Đây là tuyên bố quan trọng, làm rõ chính sách của Mỹ tại biển Đông, và cũng là tuyên bố nhận được sự đồng thuận của lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Với nhiều va chạm trong thời gian gần đây, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ ở biển Đông, dự báo quan hệ Mỹ Trung sẽ bước vào một cục diện mới khó đoán định. Bình luận của Biên tập viên Hồ Điệp, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.
Khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn thường xuyên xảy ra băng giá, rét đậm, rét hại, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa đá, dông lốc, sét, động đất, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, khu khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, song cũng đã và đang gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất; gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, chủ động phòng, chống thiên tai cực đoan, khó lường là 1 yêu cầu đặt ra đối với các địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc.
Đang phát
Live