Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ quê ở tỉnh Quảng Bình đã ở tuổi xưa nay hiếm. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng kỷ niệm về “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non” chưa bao giờ phai mờ trong ký ức của các cựu chiến binh Điện Biên.
Trong suy nghĩ của quý vị và các bạn, lịch sử là gì? Chắc chắn mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau. Đối với nhóm Teamlee gồm 12 bạn trẻ thế hệ GenZ, thì lịch sử không chỉ là những con số, những sự kiện, những chiến tích hào hùng của cha ông trong quá khứ mà lịch sử còn là nỗi đau của những gia đình thiếu vắng người thân hàng chục năm chưa tìm thấy phần mộ. Là những giọt nước mắt chưa bao giờ cạn của các mẹ, các bà khi nhớ chồng, nhớ con…Đó là cả những tấm di ảnh không còn trọn vẹn…ố mờ bởi thời gian… Với công nghệ 4.0 - 12 chàng trai trẻ đã phục dựng những tấm chân dung của các anh hùng liệt sỹ…đưa họ trở về với mẹ, với gia đình trong một sắc thái ấm áp, gần gũi và đẹp hơn…Đó cũng là cách mà nhóm Teamlee tri ân tới những người đã không tiếc máu xương cho cuộc sống hoà bình hôm nay. Những ngày này, cùng với cả nước, các thành viên nhóm Teamlee hành quân lên Điện Biên, mang theo 30 tấm chân dung Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phục dựng để trao tặng Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ...với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau...
- Vai trò của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. - Cầu nối gắn kết ý Đảng lòng dân ở Gia Lai.
Sửa thuế thu nhập cá nhân: đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống.- Cờ đuôi nheo chuyên sử dụng để hướng dẫn các đoàn xe chở vũ khí, đạn dược vượt đèo Lũng Lô, sang Cò Nòi và lên Điện Biên Phủ.- Yên Bái sưu tầm nhiều tư liệu quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ.- Dịch vụ đào tạo việc chăm sóc y tế cho người nhà bệnh nhân ở Kenya.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự buổi gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm tại tỉnh Điện Biên.- Bộ Tư pháp vươn lên đứng đầu các bộ ngành về chỉ số cải cách hành chính năm qua. Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp ở vị trí quán quân nhóm các địa phương đi đầu về cải cách hành chính.- Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm triển khai giá điện hai thành phần, để nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và tăng hiệu quả đầu tư cho nguồn điện và lưới điện.- Dự báo khoảng nửa triệu du khách sẽ đổ về Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ trong ngày mai- giỗ Tổ. Địa phương đã sẵn sàng các phương án đảm bảo giao thông, an ninh và các dịch vụ lưu trú.- Quỹ Tiền tệ quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh các nền kinh tế đã chứng tỏ được khả năng phục hồi đáng kinh ngạc.- Nhiều khu vực ở Philippine đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện do tình trạng nắng nóng kéo dài.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận 22 tỷ đồng của công đoàn ngành ngân hàng ủng hộ hoạt động tôn vinh, tri ân các Anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch.- Tại Hà Nội hôm nay diễn ra buổi giới thiệu tư liệu quý về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ – ne – vơ.- Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam và tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.- Na uy tăng chi tiêu quân sự ở mức cao kỷ lục, 56 tỷ đô la Mỹ.- Thái Lan xét nghiệm nước sông Mekong ở tỉnh Lơi sau vụ rò rỉ hóa chất ở Lào.
Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ . Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ–ne–vơ. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 không những đi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son chói lọi mà còn đi vào lịch sử thế giới là một sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" khi một nước thuộc địa đánh bại một nước thực dân hùng mạnh hàng đầu. Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Trung ương Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đèo Lũng Lô là một trong những tuyến đường huyết mạch để quân và dân ta tiếp viện vũ khí, đạn dược cùng lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến dịch. Để tuyến đường luôn thông suốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị công binh, dân công đã tập trung sức lực ngày đêm mở và bảo vệ đường, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". 70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày đêm gian khổ mà hào hùng vẫn in đậm trong tâm trí của những người được chứng kiến sự kiện lịch sử năm ấy và là niềm tự hào của các thế hệ hôm nay.
Đang phát
Live