Quan điểm: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” được Đảng ta khẳng định xuyên suốt qua các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cố tình không hiểu, thậm chí còn xuyên tạc bằng những luận điểm sai trái. “Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị” - nội dung được BTV chương trình phân tích, bàn luận cùng GS-TS khoa học Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong tuần việc Mỹ và một số nước thông báo quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 về mặt ngoại giao đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Việc những đường đua trượt tuyết Thế vận hội 2022 ở Bắc Kinh trở thành “con tin” mới trong cạnh tranh nước lớn Mỹ- Trung, khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại. Nhìn lại tình hình thế giới tuần qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật tổ chức đảng và một số cán bộ.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt trẻ em bị bệnh hiểm nghèo và khuyết tật có tác phẩm dự thi vẽ tranh và sáng tác văn học “Vì một Việt Nam tất thắng”.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ theo hình thức trực tuyến.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc mừng Đại học Y Hà Nội nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.- Tối nay diễn ra Lễ tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19, nhằm xoa dịu phần nào những mất mát sau đại dịch.- Trung Quốc cảnh báo Litva “chịu mọi hậu quả” vì để Đài Loan mở văn phòng đại diện.- Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế với khoản ngân sách kỷ lục 490 tỉ đôla.- Tiết mục "Văn hóa soi đường cho Quốc dân đi" số đầu tiên: PV Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về mục tiêu "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc"./.
Mùa đông đang bao trùm khắp khu vực châu Âu nhưng biên giới giữa Ba Lan và Belarus lại đang “nóng” lên bởi vấn đề người di cư. Chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị tố lợi dụng người tị nạn bằng cách “thúc đẩy” họ vượt biên trái phép vào Ba Lan, Latvia và Litva nhằm gây áp lực buộc EU dỡ bỏ trừng phạt áp đặt lên nước này vào năm ngoái. Trong khi Belarus và Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc. Liệu có sự nhượng bộ nào giữ hai bên?
“Dạy và học: Thích ứng an toàn, linh hoạt thế nào?”.- Phỏng vấn Phó ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang về Quy định 41 của Bộ Chính trị- Căn cứ để miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.- Vai trò của Nga trong khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan – Belarus.- Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2022 của Hàn Quốc - sự kiện thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nước này.
Đã hai tháng kể từ khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul và lập ra chính quyền mới, Afghanistan vẫn chìm trong bất ổn. Tình hình Afghanistan vẫn đang “rối như canh hẹ” khi các bên liên quan vẫn đang thăm dò các bước đi của nhau. Trong khi đó, năng lực quản trị đất nước của chính phủ lâm thời Taliban lập ra vẫn còn để ngỏ. Tương lai nào cho Afghanistan - tuy là câu hỏi không mới nhưng vẫn luôn được dư luận quốc tế đặt ra?Phóng viên Phan Tùng thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Tây Nam Á phân tích về nội dung này.
Cán bộ thực hiện đúng chủ trương mà không đạt được kết quả đề ra nhưng có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung sẽ được xem xét miễn giảm hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Đây là nội dung được chỉ rõ trong Kết luận 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo vừa được ban hành, có thể coi đó là điểm tựa rất kịp thời giúp cán bộ vững tin hơn, quyết tâm hơn để đổi mới đột phá sáng tạo, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát triển nhanh và bền vững hơn. Bình luận của biên tập viên Nghiêm Hùng.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đang có chuyến công du Trung Đông kéo dài 10 ngày, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề an ninh khu vực, ứng phó với Covid-19 và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh một số nước có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực như Israel và Iran đều có chính quyền mới. Vì thế, đây có thể coi là cơ hội giúp Nhật Bản thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao tại khu vực tiềm năng này, nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược quốc gia.
Hôm qua 20/7, ông Ariel Henry đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Haiti, đảm nhận vai trò lãnh đạo ở quốc gia Tây Bán cầu này, sau gần 2 tuần Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát. Đây là một dấu mốc quan trọng, được kỳ vọng sẽ giúp Haiti chấm dứt sự tranh giành quyền lực, mở ra một “thời kỳ mới ổn định”.
Vụ ám sát Tổng thống Haiti gây chấn động hồi tuần trước không còn là chuyện nội bộ của quốc gia vùng Caribe này mà đã trở thành một vấn đề quốc tế. Những âm mưu mờ ám phía sau vụ việc đang được điều tra, trong khi đó, tình trạng tranh giành quyền lực được cho sẽ gây thêm bất ổn chính trị ở quốc gia lâu nay vẫn hỗn loạn, khiến chính phủ nước này lên tiếng kêu gọi Mỹ và Liên Hợp Quốc hỗ trợ. Nguy cơ Haiti rơi vào hỗn loạn đang là kịch bản được cảnh báo nhiều nhất. Điều này đã làm gợi nhớ lịch sử chính trường đẫm máu hàng thế kỷ ở Haiti.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live