- Phát triển hạ tầng kinh tế số, xã hội số - Cần quan tâm vấn đề bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. - Bảo đảm an toàn thông tin - Viên gạch nền móng trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Dịch Covid 19 với diễn biến phức tạp, khó lường của nó đã, đang và sẽ là những thách thức không nhỏ đối với hệ thống quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Trong phòng chống dịch Covid 19, bên cạnh thách thức là những cơ hội, những yêu cầu, đòi hỏi và cho chúng ta nhận diện rõ ràng hơn khả năng thực hiện tốt nhiều công việc, trong đó có cải cách hành chính. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân, chuyên đề cải cách hành chính hôm nay với chủ đề” Dịch Covid 19: Cú hích cho chuyển sang hành chính số”
- Nhân tháng cao điểm hành động vì người nghèo, bàn về Lòng tự trọng nhìn từ chuyện "giàu thật - nghèo giả".- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 của Đảng để chống phá.- Dịch vụ công trực tuyến của ngành kho bạc “bao phủ” 100% đơn vị sử dụng ngân sách ngay trong tháng 10 này.- Tiến trình đàm phán Anh - EU hậu Brexit: Vẫn bế tắc trước thời hạn chót?- Nhiều ngân hàng niêm yết, chuyển sàn-Liệu có tạo nên “sóng” tăng giá trên thị trường chứng khoán?- Các địa phương Miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.- Xây dựng 10.000 nhà ở cho đồng bào nghèo-dấu ấn của nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Giang.- Chính phủ Argentina cấp phép sử dụng giống lúa mì biến đổi gen.
Việc xây dựng chính phủ điện tử Ở Việt Nam đã có bước đi đột phá và đã đạt những thành quả lớn, được thế giới ghi nhận đánh giá cao. Năm 2020 Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia về mức độ phát triển Chính phủ điện tử, tăng hai bậc so với giai đoạn trước.Tuy nhiên vẫn những khó khăn nhất định, trong đó chủ yếu là khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, cũng như tâm lý e ngại của một bộ phận công chức và người đứng đầu….Vì vậy để đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới xây dựng chính phủ số chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung- nhất là cơ sở dữ liệu quóc gia về dân cư, và nâng cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm giải pháp trong bối cảnh suy giảm thị trường.- Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết số 115 của Chính phủ.- Hạt điều nhái thương hiệu điều Bình Phước.
Mới đây, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính thức khai trương. Đây được coi là điểm nhấn quan trọng mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân, chuyên đề cải cách hành chính hôm nay.
Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Đây chính là mục tiêu mà Chính phủ đang hướng tới trong công tác cải cách hành chính. Vậy nhưng, đến thời điểm này, vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh có tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 dưới 10%. Đây là con số đáng báo động mà Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử bộ, ngành và Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố mới diễn ra. Vậy cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
- Dự phòng nợ xấu tăng, lợi nhuận ngân hàng giảm.- Lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng tại các kỳ hạn 10 và 15 năm.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành đầu tháng 9/2014. Sau tròn 6 năm ban hành và triển khai, Nghị định 83/2014 là cơ sở pháp lý để Liên Bộ Công thương - Tài chính điều hành xăng dầu trong nước, đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất, tiêu dùng, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong kinh doanh xăng dầu. Đến nay, với sự thay đổi cơ cấu nguồn cung, số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, làm tăng tính cạnh tranh. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi thuế quan… Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi Nghị định 83 cho phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước. Và, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan… và hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83 trình Chính phủ trong tháng 9 này. “Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83/CP về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?”. Đây cũng là chủ đề bàn luận với khách mời là ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (đại diện Cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định 83/CP).
Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, yếu tố con người quyết định 70% tính bảo đảm an toàn thông tin, nên người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quan tâm bảo đảm an toàn thông tin, sẽ không ngại đầu tư kinh phí, để có thể ứng dụng các giải pháp bảo mật. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, an toàn thông tin không chỉ là viên gạch nền móng, mà việc nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng cần được quan tâm.
Đang phát
Live