Liên Hợp Quốc cùng các nước Mỹ và Đức đã lên tiếng khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức phiên họp Quốc hội Libya (Li-bi) vào ngày thứ Hai (8/3) với đầy đủ các đại biểu để trao tín nhiệm cho chính phủ mới.
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, chúng tôi sẽ cùng bàn luận và làm rõ hơn những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
- Chính phủ yêu cầu khẩn trương có giải pháp tạo thuận lợi lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất và nông sản tại các địa phương có dịch Covid-19.- Trong ngày đầu lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng, Hải Dương lấy 12.000 mẫu trong nhóm nguy cơ cao ở 25 xã, phường. Trong khi đó, Gia Lai và Bắc Ninh nới lỏng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch theo chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ kể từ 0 giờ ngày mai.- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, 13 tỉnh, thành phố sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của tháng 3 và tháng 4 vào cùng một kỳ chi trả.- Mỹ muốn trở lại là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.- Thượng viện Oxtraylia thông qua Bộ quy tắc Đàm phán nội dung tin tức nhằm yêu cầu các công ty công nghệ phải trả tiền cho các cơ quan báo chí.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, ngành, liên quan, lãnh đạo các địa phương đề cao trách nhiệm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất tính mạng và sức khỏe nhân dân.
Đáp lại việc Facebook bất ngờ ngừng chia sẻ tin tức của các cơ quan báo chí Australia trên nền tảng của mình, Australia đang cân nhắc việc ngừng mọi quảng cáo công trên Facebook. Hành động này không chỉ làm cho Facebook thiệt hại hàng chục triệu đô la mỗi năm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và có thể kéo theo làn sóng tẩy chay quảng cáo trên Facebook ở nước này.
Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là thông lệ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, khi Chính phủ đều đặn ban hành nghị quyết hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bám sát các tiêu chí và thực hành quốc tế. Đó là các Nghị quyết số 19 các năm từ 2014 đến 2018 và Nghị quyết số 02 các năm 2019 và 2020 đề ra mục tiêu cho cả năm 2021. Với việc triển khai các nghị quyết này hàng năm, hàng nghìn rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được dỡ bỏ; nhiều yếu tố, vấn đề về xã hội, quản lý, quản trị liên quan tới chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia được chú trọng chỉ đạo giải quyết. Thứ hạng của Việt Nam trong tất cả các bảng xếp hạng quan trọng của quốc tế đều được cải thiện. Năm 2021, để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 với yêu cầu tập trung hoàn thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể năm 2021 đã đề ra tại Nghị quyết số 02 ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và chúc Tết tại thành phố Đà Nẵng.- Tùy bút: “Bình thường, bất thường và phi thường”.- Không khí đón năm mới của người dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài và một số quốc gia Châu Á.- Hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu đầu năm của các doanh nghiệp, đơn vị trong cả nước.
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ tới 200 nghìn đồng mỗi ngày cho người tham gia chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.- Dịch bệnh Covid-19 tại nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp, thành phố Hồ Chí Minh tính đến phương án thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ; tỉnh Hưng Yên thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa tại một số khu vực.- Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.- Thượng viện Mỹ bắt đầu phiên xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump với cáo buộc “kích động bạo loạn”, khiến 5 người thiệt mạng.- Sau nhiều tuần tiến hành điều tra về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới khẳng định có khả năng virus Sars CoV-2 lây từ động vật sang người, nhưng chưa xác định được vật chủ.
Trước nguy cơ dịch Covid-19 có thể lây lan nhanh trên diện rộng, trong 2 ngày qua, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid 19, Bộ Y tế cùng các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, triển khai hàng loạt các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh. Đây là nội dung BTV Duy Quyền đề cập:
Lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận cùng một lúc nhiều ca mắc cộng đồng (82 ca) tại 2 ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, các địa phương cần nâng mức kiểm soát dịch lên cao nhất ở 4 cấp để phòng ngừa dịch bệnh. Câu hỏi được người dân quan tâm nhất lúc này có lẽ là chúng ta cần làm gì để cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh - chủng mới và công tác xét nghiệm, truy vết sẽ được tiến hành ra sao? Để tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi trao đổi với TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. TS.BS Phạm Quang Thái cũng đang giữ vai trò chuyên gia của Tổ truy vết, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19.
Đang phát
Live