Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển. Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Làn sóng lây nhiễm Covid-19 tiếp tục bùng nổ tại châu Âu sau kỳ nghỉ cuối năm khi một loạt quốc gia như Pháp, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục từ đầu đại dịch và không có dấu hiệu số ca nhiễm này sẽ sớm giảm bớt.
Hàng loạt các quốc gia thông báo các ca mắc COVID-19 mới kỷ lục, với các cảnh báo về "cơn bão virus" có thể diễn ra sau kỳ nghỉ năm mới. Tuy nhiên, không đếm ca, tập trung theo dõi số lượng bệnh nhân nặng nhập viện và duy trì phát triển kinh tế với biện pháp thích ứng an toàn là chính sách chung của nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Chính phủ nhiều nước châu Âu ngày 27/12 tiếp tục công bố thêm các biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự bùng nổ các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Ô-mi-crôn (Omicron) trong dịp đón năm mới 2022 vào cuối tuần này.
Để đối phó với sự bùng nổ số ca nhiễm biến thể Omicron, các nước châu Âu buộc phải áp dụng thêm một loạt biện pháp mới, trong đó trọng tâm là hủy bỏ hết các sự kiện tụ tập đông người trong dịp Giáng sinh và năm mới.
Omicron, biến thể dễ lây lan của virút SARS CoV2 đến nay đã ghi nhận tại 89 quốc gia và tại một số khu vực, số ca mắc trong cộng đồng đã tăng gấp đôi trong 1,5 đến 3 ngày. Omicron đặc biệt đang lan truyền rất nhanh ở châu Âu, Mỹ và đe dọa nhiều quốc gia khác. Bên cạnh một số nước siết chặt giãn cách xã hội, nhiều nước vẫn chủ trương sống chung an toàn với Covid-19 bằng cách đẩy mạnh tiêm chủng, tiêm mũi tăng cường và dựa vào ý thức của người dân.
Sau khi Hà Lan chính thức phong tỏa toàn bộ đất nước trong dịp Giáng sinh để ngăn chặn biến thể Omicron, chính phủ nhiều nước khác tại châu Âu cũng đang trước sức ép phải hành động tương tự, khi số ca nhiễm biến thể Omicron đang bùng nổ và được dự đoán sẽ còn nghiêm trọng hơn trong những ngày tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị lần thứ 3 Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.- Công an tỉnh Nghệ An triệt phá đường dây cho vay lãi nặng liên tỉnh, bắt giữ 52 đối tượng với hơn 10 nghìn bị hại.- Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố chương trình nghị sự.- Liên minh châu Âu tìm cách xoa dịu căng thẳng Nga- Ucraina và thông báo những khoản đầu tư lớn nhằm hỗ trợ phục hồi hậu đại dịch.
Làm việc từ xa, hay trực tuyến đã không còn là câu chuyện về sở thích cá nhân hoặc thể hiện mô hình hoạt động linh hoạt của một số công ty. Trong dịch Covid - 19, làm việc từ xa trở thành lựa chọn mang tính bắt buộc nhưng có thể sớm trở thành một phương thức làm việc không thể đảo ngược. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 50% người lao động châu Âu không muốn trở lại mô hình làm việc truyền thống khi làm việc tại nhà mang lại cho họ năng suất cao hơn. Điều gì sẽ xảy ra khi mô hình làm việc tại nhà sớm thay đổi trên quy mô lớn? Những điều kiện gì để đảm bảo hình thức làm việc từ xa sẽ trở thành xu hướng thay thế mô hình làm việc truyền thống?
Chủ trì Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phát triển nền đối ngoại Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 29.- Hàng nghìn xe chở nông sản vẫn chưa được thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, trong khi nông sản vẫn tiếp tục đổ dồn về Lạng Sơn.- Nội bộ Liên minh Châu Âu chưa thể thống nhất một quan điểm chung về việc có tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 hay không.- Campuchia triệt phá đường dây sản xuất ma túy lớn nhất từ trước đến nay.
Đang phát
Live