Ngày 7/12, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đồng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu và mang tính chiến lược mà hai bên cùng quan tâm, nhằm hoạch định kế hoạch chi tiết, xác định các trong tâm và tạo động lực phát triển cho quan hệ hai bên. Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU kể từ năm 2019 và hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao thời gian qua đã cho thấy tín hiệu tích cực, khi cả hai đều kỳ vọng tìm kiếm mối quan hệ hợp tác cân bằng hơn, vì lợi ích của mỗi bên.
Mặc dù triển vọng phục hồi của kinh tế châu Âu sau năm 2024 vẫn được đánh giá tốt, song nhiều ý kiến cho rằng, khu vực đồng Ơ-rô đang tăng trưởng chậm hơn so với Mỹ, và càng tụt lại sau khi chịu tác động từ đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng Ucraina. Xét về dài hạn, đây là thách thức lớn với châu Âu khi muốn duy trì vị thế là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.
Nồng độ cồn khi tham gia giao thông mức nào là hợp lý?- Châu Âu chuẩn bị cho 1 mùa đông khắc nghiệt.- Người thầy “gieo” chữ cho những mầm xanh gốc Việt trên đất nước chùa Tháp.
Trong một bước tiến đáng kể nhằm hướng tới việc định hình Quy định cho Trí tuệ nhân tạo (AI), ba nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu là Đức, Pháp, Italia mới đạt được thỏa thuận về cách thức quản lý trí AI và dự kiến đây sẽ là nền tảng nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán ở cấp độ châu Âu với hy vọng khối sẽ “chốt” được bộ luật quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vào cuối năm nay.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Bỉ và Nghị viện châu Âu (EP), ngày 16/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Quốc hội Bỉ.
Ủy ban Châu Âu, ngày 5 /11, đã lên án « sự trỗi dậy » của các hành vi bài Do Thái tại các nước thuộc liên minh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas nổ ra hồi đầu tháng 10.
Việt Nam đóng vai trò chủ động trong thúc đẩy quan hệ OECD - ASEAN - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhận định: Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại khu vực - Việt Nam – Campuchia tăng cường kết nối, phát triển dịch vụ logistics
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc xem châu Âu là một cực độc lập và quan trọng trong thế giới đa cực, hy vọng châu Âu sẽ hợp tác với Trung Quốc với thái độ thiết thực, lý trí hơn, tránh sự can thiệp từ bên ngoài.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Bruxelles, Bỉ. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU thảo luận về những vấn đề “nóng” của khối, trong đó phải kể đến căng thẳng giữa Ixraen và phong trào Hồi giáo Hamas, cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga-Ucraina, nỗ lực hỗ trợ cho Ki-ép, cũng như các vấn đề kinh tế, di cư và an ninh, quốc phòng của EU.
Đại học Đà Nẵng và Liên minh các Trường Đại học Châu Âu Ulysseus tổ chức ký kết hợp tác trong đạo tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao. Sự kiện có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các trường Đại học hàng đầu của Châu Âu đến từ Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Slovakia, Áo, Phần Lan... Tại buổi làm việc, Đại học Đà Nẵng và đại diện Liên minh các trường Đại học Châu Âu Ulysseus chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong hợp tác, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Đang phát
Live