- Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đang lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khởi nghiệp vốn non trẻ. Tuy vậy, trong lúc khó khăn, cũng có rất nhiều doanh nghiệp biết cách để vượt qua. Những giải pháp sáng tạo và linh hoạt là yếu tố then chốt, quyết định đến việc thành hay bại của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19? Đây cũng là chủ đề của chương trình hôm nay. - Tham gia chương trình là Doanh nhân trẻ Trần Thị Yến Nga, người sáng lập thương hiệu 9foods và anh Nguyễn Xuân Lộc, Giám đốc Công ty Nhất Nam VN - doanh nghiệp chuyên cung cấp phòng họp trực tuyến và thiết bị hội thảo.
Từ ngày 31/7 đến nay, 5 phường phía Bắc quận Sơn Trà cùng hàng trăm điểm nóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện cách ly y tế, giãn cách xã hội triệt để. Người dân không được ra khỏi nhà trừ trường hợp cấp cứu, đi lấy mẫu xét nghiệm. Những ngày trong vùng cách ly y tế rồi giãn cách xã hội triệt để, tổ trưởng dân phố đứng ra lo chuyện chợ búa, cơm nước... cho nhiều người trong tổ, rồi lại nghe nhiều lời than phiền, trách cứ. Tổ trưởng dân phố cũng là người phân phát rau củ quả của các nhà tài trợ đến từng hộ dân. Tổ trưởng dân phố cũng là người lập danh sách, đôn đốc người dân đi xét nghiệm, đi tiêm chủng.
Bắt đầu từ ngày 19/8, TP Cần Thơ bước vào chiến dịch tầm soát COVID-19 cộng đồng đợt 4. Đây là khoảng thời gian để 9 quận, huyện trên địa bàn “bóc tách” F0 triệt để, mở rộng nhiều “vùng xanh”. Điều đáng mừng, những ngày qua, Cần Thơ xuất hiện ngày càng nhiều bảng báo hiệu “vùng xanh – vùng không có dịch”, mang lại không khí phấn khởi cho người dân.
Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 8 ngày qua không phát sinh thêm ca bệnh mới. Đây là dấu hiệu tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
“Sống là để cho đi”! Câu nói tưởng như lý thuyết lại rất gần gũi trong những lúc khó khăn như thế này. Có một chương trình thiện nguyện đang diễn ra mang tên “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở”, biến những kỷ vật thành vũ khí giúp bệnh nhân Covid-19 giành giật sự sống đang được sự quan tâm, đóng góp của rất nhiều người, từ người dân bình thường đến các nhà báo, nghệ sĩ trên khắp cả nước… Hoạt động của chương trình này đang diễn ra như thế nào và có ý nghĩa ra sao tại thời điểm này, khi hàng ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều mất mát đau thương vì số người tử vong do Covid-19? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là nhà báo Bùi Ngọc Hải, Giám đốc SOHA.vn, thành viên sáng lập nhóm thiện nguyện Hạt vừng, nhóm khởi xướng chiến dịch “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở” về chương trình thiện nguyện này.
Nhiều địa phương đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí áp dụng cao hơn Chỉ thị 16, tùy theo thực tế của từng địa phương để sớm ngăn chặn đại dịch, đưa cuộc sống của người dân trở về trạng thái bình thường mới. Việc siết chặt các quy định về giãn cách cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu công nhân tiếp tục phải tạm ngưng làm việc. Khó khăn chồng chất khó khăn. Trong bối cảnh này chính quyền các cấp và đặc biệt là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – tổ chức đại diện cho công nhân đã và đang có những chương trình hành động, chính sách nào mới hỗ trợ công nhân đoàn viên hiệu quả hơn? BTV Thanh Trường trao đổi với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để hiểu rõ thêm về sự khó khăn của các đoàn viên công nhân hiện nay và những chính sách hỗ trợ.
Đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn phức tạp với sự xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm dễ lây lan trên diện rộng, gây sức ép lớn đến các cơ sở y tế, bệnh viện của nhiều quốc gia. Thực tế này khiến các nước phải điều chỉnh chiến lược ứng phó dịch bệnh, trong đó có việc cho phép điều trị bệnh nhân Covid-19 ngay tại nhà, không phải nhập viện hay cách ly tập trung. Campuchia cũng là quốc gia đang triển khai chiến lược này và bước đầu có những kết quả tích cực. Giới chức nước này cũng khẳng định, việc điều trị Covid-19 tại nhà là hướng đi mới có thể triển khai hiệu quả trên diện rộng.
-Ca ghép gan đầu tiên cho trẻ bị ung thư ở Việt Nam - Chống dịch Covid-19: Cùng nhận thức, cùng hành động - Bác sỹ F0 cứu chữa bệnh nhân trong tâm dịch
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết: Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 18/8 đến 06h00 ngày 19/8), địa phương này ghi nhận 44 ca dương tính mới với COVID-19. Trong đó, 22 ca cộng đồng, nhiều ca có lịch trình di chuyển ngoài cộng đồng phức tạp.
Hôm nay, nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19, trong đó TP Hồ Chí Minh, Bình Dương là 2 tỉnh có số ca mắc chiếm 2/3 tổng số ca cả nước. Khi số ca mắc gia tăng không ngừng sẽ khiến các địa phương phải tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội lâu dài để kiểm soát dịch bệnh. Song nhìn lại thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đang cho thấy những bài học gì để trong thời gian tới, những giải pháp nghiêm ngặt nào cần triển khai để công tác phòng chống dịch phát huy hiệu quả, kiểm soát được đà lây lan của dịch bệnh? Cùng trò chuyện với khách mời là PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để tìm hiểu về kịch bản tổng lực để ngăn chặn dịch bệnh khi đất nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19.
Đang phát
Live