Được ra đời “thần tốc” trong 2 tuần bởi khoảng 200 kỹ sư công nghệ thông tin đến từ các Công ty như Got It, STEAM for Việt Nam, Kompa Group và Filum, nền tảng “Giúp tôi” đã chính thức đi vào vận hành. Với sự đồng hành của hơn 200 tình nguyện viên cùng các y, bác sỹ ở nhiều bệnh viện trên cả nước, ứng dụng “Giúp tôi” đang dần được nhiều F0, F1 cách ly tại nhà quan tâm và sử dụng. Anh Trần Việt Hùng – Đồng sáng lập Giúp tôi - chia sẻ lý do anh đã tập hợp các bạn trẻ từ Thung lũng Sylicon Valley (Hoa Kỳ) cùng sáng lập Dự án “Giúp tôi”, để hỗ trợ người dân từ xa, trong đó quan trọng nhất hiện nay là kết nối bệnh nhân với bác sỹ.
Tỉnh Kiên Giang tiêm vắc xin mũi 1 đạt 9,68% dân số toàn tỉnh. Một số địa phương triển khai vẫn còn chậm cần phải đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đầu năm ngoái, công nghệ đã chứng minh vai trò hữu hiệu trong trợ giúp ngành y tế và các ngành liên quan trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh với hàng loạt nền tảng được xây dựng, phục vụ công tác khai báo y tế, truy vết, quản lý cách ly, quản lý tiêm chủng... Các nền tảng công nghệ còn liên tục được phát triển, bổ sung để theo sát yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng chống dịch. Thời gian gần đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp buộc các địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhiều nền tảng công nghệ mới đã ra đời nhằm kết nối thông tin, hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong vùng dịch. Vậy làm thế nào để các nền tảng công nghệ có thể phát huy hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn trong dịch bệnh? Cùng khách mời là ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Netnam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
TPHCM sẽ huy động hơn 90.000 người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh để hỗ trợ Thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh.- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng qua của nước ta ước đạt gần 213 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm trước.- Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị một số địa phương bãi bỏ các quy định gây khó khăn cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong thời gian dịch bệnh COVID-19.- Sân bay Kabul lại bị tấn công được cho là bằng tên lửa, nhưng không trúng mục tiêu.- Dịch Covid-19 tại Australia tiếp tục lan rộng khi hôm nay ghi nhận một kỷ lục mới về số ca nhiễm Covid-19.
Từ 15 giờ chiều nay (29/8) đến 6 giờ sáng mai (30/8), Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa yêu cầu người dân thành phố Nha Trang tuyệt đối không được ra khỏi nhà để các lực lượng chức năng thực hiện tổng tầm soát, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các khu dân cư.
Từ ngày 14/8 đến nay huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã kiểm soát được dịch bệnh Covid 19. Huyện đang phấn đấu hết tuần này sẽ trở lại trạng thái bình thường mới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhiều Công ty, Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã xây dựng phương án hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường 2 điểm đến”…Đây được xem là mô hình phù hợp đối với địa phương hiện nay; vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, vừa bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, góp phần duy trì sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp của địa phương.
Tình hình dịch COVID19 vẫn diễn biến khó lường, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số địa phương khác, số ca nhiễm COVID 19 tiếp tục cao. Tại Hà Nội, đến thời điểm này, vẫn tiếp tục xuất hiện những ổ dịch phức tạp. Do vậy, việc tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ đang được siết chặt và ở mức độ cao hơn. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ cho ngành thương mại địa phương phải đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó dịch COVID-19, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường để người dân yên tâm giãn cách, với tinh thần “ai ở đâu ở đó”. Diễn đàn Chủ nhật với chủ đề: "Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hoá trong đợt giãn cách" có sự tham gia của bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội và ông Lê Trường Sơn - Phó Tổng giám đốc Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)
Đến cuối tuần này, số ca mắc Covid 19 nước ta đã chạm gần 400 nghìn ca, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 200 nghìn ca. Số ca mắc gia tăng cao khiến TP phải thay đổi chiến lược điều trị để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong. Để có thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nguy kịch được cứu sống, từ đầu tháng 8, Bộ Y tế quyết định khẩn cấp thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid 19 tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ sau gần 1 tuần thiết lập, 3 Trung tâm Hồi sức Covid 19 do BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức và BV TW Huế đã đi vào vận hành để thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim” là cứu sống thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch, giảm áp lực quá tải cho hệ thống y tế tại TP Hồ Chí Minh. Qua thời gian đi vào vận hành, đội ngũ y bác sỹ tinh nhuệ của BV tuyến đầu đảm nhiệm điều trị cho bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch ra sao để đạt mục tiêu giảm tử vong? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. BS Lưu Quang Thuỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích người bệnh covid -19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.
Cùng với một số nước, để chuẩn bị cho một chiến lược sống chung với Covid-19, Thái Lan mới đây đã đưa ra kế hoạch sơ bộ nhằm nới lỏng một số hạn chế và mở cửa lại cho các du khách đã tiêm chủng - ngay cả khi các ca nhiễm mới vẫn ghi nhận trung bình khoảng 20.000 ca mỗi ngày. Giới chức Thái Lan khẳng định, đây sẽ là những “rủi ro có tính toán” và người dân cần chuẩn bị sẵn sàng để chung sống với những rủi ro này.
Đang phát
Live