VOV1 - Sáng 27/4, tại thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), đoàn công tác Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân phối hợp chính quyền địa phương tổ chức Lễ dâng hương, dâng hương tại Đài chiến thắng Đặc công Hải quân Cửa Việt.
VOV1 - Lực lượng của Việt Nam tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar đã tới sân bay Yangon vào 18h30 tối 30/3, sau đó di chuyển tới Thủ đô Naypyidaw vào 3 giờ sáng nay 31/3. Theo kế hoạch sáng nay, đoàn làm việc với phía bạn để thống nhất phương án tìm kiếm cứu nạn.
Nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025.- Bộ Tài chính tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi.- Thị trường chứng khoán giao dịch kém tích cực, VN-Index mất tới hơn 15 điểm chỉ trong một phiên giao dịch.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/02/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 2233/QĐ-TTg (ngày 28/12/2020) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng song, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn nhiều dư địa; thị trường năng lượng cạnh tranh vẫn phát triển chưa đồng bộ; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội… Đó là thông tin được nhấn mạnh tại “Diễn đàn phát triển thị trường năng lượng cạch tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức hôm nay (06/12/2024) tại Hà Nội.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Trường đại học Wollongong của Australia được được báo chí Việt Nam nhắc đến với quyết định không tiếp nhận sinh viên đến từ 5 địa phương của Việt Nam. Sau khi có thông tin này, Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia đã liên lạc với trường để tìm hiểu phản hồi của trường về thông tin này.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến với Thủ tướng Lào Xỏn-xay Sỉ-phăn-đon và gặp Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội Lào Pa-ni Ya-thô-tu.- Truyền thông Đức đánh giá cao những thành tựu về phát triển kinh tế của Việt Nam.- Máy bay đầu tiên của Việt Nam dùng nhiên liệu từ dầu ăn đã qua sử dụng, phụ phẩm nông nghiệp.- Bất chấp việc Iran cảnh báo không nên đáp trả, Israel tuyên bố chốt mục tiêu và chuẩn bị tấn công trả đũa.- Ngày quốc tế xóa đói giảm nghèo 17/10 hôm nay có chủ đề “chấm dứt sự ngược đãi về mặt xã hội và thể chế, hành động cùng nhau vì xã hội công bằng, hòa bình và toàn diện”.
Đang phát
Live