VOV1 - Động đất thường có tính chất nguy hiểm, xảy ra bất ngờ, khó dự đoán trước. Hiểu biết về động đất và những biện pháp phòng tránh là cơ sở đầu tiên giúp giảm thiểu những thiệt hại khi động đất xảy ra. Bên cạnh đó, việc nắm vững những kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra là vô cùng cần thiết.
Theo thống kê, hiện cả nước có gần 230.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó gần 60.000 người mới được phát hiện trong năm 2023. Đáng lo ngại số người nghiện ngày càng trẻ hóa, nhất là nhóm đối tượng sử dụng ma túy mới, ma túy tổng hợp được xác định là "nguồn cầu" tiêu thụ rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Năm 2023, Bộ Công an đã chỉ đạo phát hiện, đấu tranh 27.333 vụ, 42.977 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ hơn 523 kg heroin, 541 kg cần sa, gần 100 kg thuốc phiện, hơn 4 nghìn kg và 2 triệu viên ma túy tổng hợp, xử phạt vi phạm hơn 11.000 người; bắt giữ, khởi tố hơn 3.500 người nghiện, người sử dụng trái phép ma túy có hành vi vi phạm pháp luật, song số vụ và mức độ vi phạm ở người nghiện ma túy vẫn gia tăng. Đây là những thách thức đối với công tác phòng chống ma túy ở Việt Nam hiện nay.
- Phỏng vấn ông Phạm Hồng Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam về kết quả thu hút đầu tư của tỉnh - Mực nước sông Amazon xuống thấp kỷ lục – người dân thiếu nước trầm trọng
Hoàn lưu bão đang tiếp tục gây mưa tại nhiều nơi ởkhu vực phía Bắc , đặc biệt là các vùng miền núi. Bên cạnh đó lũ tại các sông liên tục dâng cao, tại các địa phương miền núi có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Hiện tượng thiên tai này thường gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vậy cần nhận biết về lũ quét và sạt lở đất như thế nào? Có những giải pháp gì để giảm thiểu thiệt hại khi lũ quét và sạt lở đất xảy ra.
Tính đến nay, nước ta đã quy hoạch và khoanh vi để thành lập được 47 khu bảo tồn đất ngập nước cũng như đề cử thành công 9 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha. Định hướng xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tăng số lượng khu đất ngập nước được quốc tế công nhận lên 15 khu. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn các vùng đất ngập nước. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng đất ngập nước. Vậy cần phải làm gì để Việt Nam có thêm các khu Ramsar mới? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nayvới sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; TS Trần Ngọc Cường, nguyên Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Những ngày gần đây, các tỉnh, thành phố đã và đang tổ chức các đoàn đón hàng trăm đến vài nghìn công nhân từ Bắc Giang về địa phương. Trong bối cảnh dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc đón người lao động từ tâm dịch Bắc Giang trở về cần được phân loại đối tượng, kiểm soát vùng nguy cơ ra sao để đảm bảo thời gian cách ly, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng? Điều quan trọng hơn nữa là các địa phương đón người lao động trở về cần có giải pháp gì để vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa không để đứt gãy chuỗi sản xuất? TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận về vấn đề này:
Đang phát
Live