VOV1 - Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2025, đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển cần khoảng 351.500 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn đầu tư này sẽ được huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Đề xuất lập khu thương mại tự do Trần Đề trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách, nhằm thu hút đầu tư vào cảng biển Trần Đề.- Tỉnh Bình Dương dự kiến giảm 32 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy.- Cơ quan an ninh Liên bang Nga ngăn chặn một âm mưu khủng bố nhằm vào lãnh đạo một doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng.- Xuất khẩu năm nay của Thái Lan có thể đạt mức cao kỷ lục 300 tỷ USD.
Ấn Độ là thị trường rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực vận tải biển, hạ tầng cảng và logistic trong nhiều năm tới. Đây là thời điểm tốt để Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân này trong tương lai nhằm tranh thủ các cơ hội mở ra tại đây. Đây là nội dung một cuộc hội thảo với chủ đề “Tầm nhìn và tiềm năng đầu tư vào hệ thống cảng, vận tải biển và logistic tại Ấn Độ: Trường hợp của VIMC” được tổ chức ngày 27/11 tại New Delhi, Ấn Độ.
- Khai thác hạ tầng cảng biển, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới- Hội chợ Du lịch quôc tế tại TP HCM, cụ thể hóa các cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam- Phỏng vấn ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Công ty cổ phần nhựa tái chế Duy Tân, thành viên Hiệp hội Tái chế Chất thải Việt Nam về các giải pháp phát triển xanh, bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế, chính sách đột phá, nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông cả nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách chủ động, hiệu quả.
Tạo động lực phát triển kinh tế từ hệ thống quy hoạch cảng biển Việt Nam- PV PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GTVT về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Vũng Tàu kiên quyết dẹp chợ tự phát, tạo sinh kế cho dân
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phát triển sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quy hoạch đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, gắn với phát triển kinh tế biển.
Đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước cùng rất nhiều mặt hàng khác, thế nhưng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL vẫn còn những hạn chế. Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia, nhà quản lý chỉ ra là hạ tầng giao thông vận tải thiếu đồng bộ, đặc biệt là khu vực chưa có cảng biển đầu mối, tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu phải thông qua các cảng biển ở vùng Đông Nam bộ. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được cho là cấp thiết, để sớm tháo gỡ điểm nghẽn, đưa vùng đất “Chín Rồng” cất cánh, tiệm cận với các vùng kinh tế trong nước và khu vực.
Quá trình phát triển cảng biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang phát sinh một số bất cập về đô thị và hạ tầng giao thông. Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh.
Thu ngân sách Nhà nước “về đích” sớm ngay trong tháng 11.- Cảng biển Quảng Ninh – kỳ vọng tăng trưởng mới. - Kết nối doanh nghiệp sản xuất, phân phối - Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live