Trong những ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, vấn đề hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện, cán bộ, công chức sợ trách nhiệm không dám làm thu hút nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến
Mới đây, UBND TP HCM giao Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì nghiên cứu Dự thảo đề án xây dựng nền công vụ TP HCM hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024 - 2030. Một trong những nội dung được đông đảo dư luận, người dân quan tâm là việc nghiên cứu thí điểm cho phép cán bộ, công chức, viên chức ở một số vị trí không tiếp xúc với công dân có thể đăng ký làm việc tại nhà với tỉ lệ phù hợp. Việc cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi như thế nào đối với nền công vụ thành phố TP HCM? Chương trình 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Hà Khánh, thường trú tại thành phố HCM để làm rõ hơn về vấn đề này.
Trong sáng nay, theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày báo cáo cập nhật tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2023; tiếp thu, giải trình một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. Tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng đã làm rõ những sai phạm trung tâm đăng kiểm vừa qua; bài học gì về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; làm rõ các giải pháp căn cơ trong việc hoàn thiện thể chế, luật pháp; đặc biệt là các giải pháp giải quyết tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy công việc.
Quý 1 năm nay, tỉnh Thái Nguyên có hơn 178 nghìn hồ sơ yêu cầu giải quyết về thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt 97%. Trong đó, số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến là hơn 105 nghìn hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết đúng hạn đạt gần 100 %.
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính là một trong những công cụ quản lý khá quan trọng để đảm bảo rằng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và cũng là cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát cán bộ, công chức, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ. Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, làm thế nào để bộ quy tắc thực sự là công cụ quan trọng, chuẩn mực để hạn chế những bất cập của cán bộ, công chức, viên chức? Đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận về nội dung này.
Theo Nghị định số 06 năm 2023 của Chính phủ, từ ngày 01/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển công chức đối với người đạt kết quả kiểm định. Đây là lần đầu tiên nước ta thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Vậy, làm sao để kiểm định chất lượng đầu vào công chức công bằng, hiệu quả, tiết kiệm? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Chỉ tuyển dụng công chức với người đã đạt kết quả kiểm định: Làm sao để công bằng, hiệu quả, tiết kiệm?- Afghanistan: Nhiều nữ sinh nỗ lực tới các lớp học trực tuyến để có thể theo đuổi “giấc mơ học hành” còn dang dở
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo (lần 2) “Nghị định ban hành bộ Quy tắc đạo đức công vụ”. Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ cũng như thực trạng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay, Bộ Nội vụ cho rằng, cần xây dựng Nghị định ban hành bộ Quy tắc - làm căn cứ để thực hiện thống nhất trên cả nước. Đáng nói, soi chiếu những nội dung cụ thể trong dự thảo, nhiều ý kiến dư luận cho rằng “quá chung chung, thậm chí mơ hồ”. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Lê Thị Thanh Hà – Phó viện trưởng Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đã và đang được thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, người dân được chấm điểm cán bộ, công chức. Điều này cho thấy sự đổi mới tư duy theo hướng vì nhân dân và phục vụ nhân dân của hệ thống công vụ, đồng thời là cơ sở tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách bộ máy hành chính và các đơn vị cung ứng dịch vụ công ở nước ta.
Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định số 41 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Đáng chú ý, Quy định này không đề cập việc từ chức theo nghĩa là hành vi tự nguyện, tích cực mà theo nghĩa như một biện pháp xử lý đối với những cán bộ có vi phạm, khuyết điểm mà chưa đến mức phải thi hành kỷ luật cách chức. Nói cách khác, quy định 41 được ban hành nhằm tạo ra một cơ chế buộc các cán bộ có vi phạm, khuyết điểm phải từ chức khi họ thiếu sự chủ động, tự giác, không chủ động xin từ chức. Như vậy, nếu thực hiện hiệu quả quy định 41 sẽ góp phần để từng bước xây dựng được văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ.
Đang phát
Live