Liên minh châu Âu (EU) và Anh vừa nối lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit tại thủ đô London, Anh với hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này. Các cuộc thảo luận dự kiến kéo dài đến cuối tuần, thời điểm diễn ra cuộc thảo luận giữa Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier và người đồng cấp Anh David Frost.
- Lựa chọn nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương: Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.- Đưa pháp luật biển đến với ngư dân tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.- Liên minh châu Âu (EU) và Anh nối lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit.
Nội dung chính:* Hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh thời “hậu” Brexit: Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.* Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội phát triển thị trường châu Mỹ vì thờ ơ hoặc quá nóng vội.* Nhiều nhà máy điện không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh: Vì sao?
Người dân Thụy Sĩ vừa đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu ý dân về một loạt vấn đề, trong đó có hạn chế công dân của các nước thuộc Liên minh châu Âu nhập cư vào Thụy Sĩ. Dù Thụy Sĩ không phải là thành viên của Liên minh châu Âu, và cuộc bỏ phiếu cũng chỉ đề cập một khía cạnh trong quan hệ giữa hai bên, nhưng nhiều người vẫn nhìn nhận cuộc bỏ phiếu này mang màu sắc giống như cuộc trưng cầu ý dân Brexit của nước Anh cách đây 4 năm – cuộc bỏ phiếu xuất phát từ những tính toán thiệt hơn giữa chuyện “cho đi” và “nhận lại”, được thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa dân túy.
- 10 sáng kiến của Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 và các Hội nghị liên quan.- Từ ngày 15-9 các chuyến bay thương mại đến một số thị trường châu Á sẽ được mở lại.- Tại nhiều ngân hàng thương mại, lãi suất tiết kiệm ngắn hạn đã xuống dưới 4%/năm - mức thấp nhất trong hàng chục năm qua.- Chính quyền Palestine đã lên án thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và Bahrain và coi đây là một đòn giáng vào "xương sống Ả Rập".- Thủ tướng Anh Boris Johnson dự định có thay đổi một số điều khoản trong thỏa thuận Brexit.
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán về quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh với Liên minh châu Âu sẽ kết thúc vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, kết thúc vòng đàm phán thứ tư hôm 5/6 vừa qua, hai bên không đạt được đột phá đáng kể do vẫn tồn tại những bất đồng lớn trong 4 vấn đề chính là đánh bắt cá, sân chơi bình đẳng, quyền cơ bản trong tư pháp hình sự và quản trị mối quan hệ đối tác trong tương lai. Anh và Liên minh châu Âu hôm qua đã họp trực tuyến nhằm khơi thông thế bế tắc này. Biên tập viên Thúy Ngọc trao đổi cùng phóng viên Quang Dũng, thường trú khu vực châu Âu về triển vọng đạt thỏa thuận giữa hai bên sau cuộc họp trực tuyến hôm qua.
- Thảo luận về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, đại biểu kiến nghị nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.- Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian tới sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm đóng gói ở trong nước và nhập khẩu.- Tin vui cho 100 thực tập sinh hộ lý muốn đi làm việc tại Nhật Bản - Tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Đắk Lắk làm 10 người thương vong.- Dư luận quốc tế phản ứng với quyết định Mỹ trừng phạt hoạt động điều tra của Tòa án hình sự quốc tế.- Anh khẳng định không xin gia hạn thời kỳ quá độ Brexit trong năm nay.
- Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018. Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn giải pháp nào có thể ổn định, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trước tác động của dịch Covid-19.- Nhiều cán bộ Huyện ủy Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu bị kỷ luật do cấp đất sai quy định.- Cháy lớn tại Viện Điều tra, quy hoạch rừng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.- Việt Nam và Indonesia phát biểu chung tại Hội đồng Bảo an về tình hình Trung Phi, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất ổn an ninh thông qua các biện pháp toàn diện và dài hạn.- Anh chính thức khẳng định không xin gia hạn quá độ Brexit.
Những thách thức lớn đối với Đức - nước Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) đó là cú sốc hậu đại dịch Covid-19, vấn đề nhất thể hóa liên minh hay các chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới. Đặc biệt, viễn cảnh một tương lai hậu Brexit không thỏa thuận với Anh đang được cảnh báo sẽ là “cú sốc thứ 2” với EU sau Covid-19. Liệu khả năng xảy ra “cú sốc thứ 2” có trở trành sự thật đối với Liên minh châu Âu? Và nó sẽ tác động ra sao đến tương lai của khối cũng như mối quan hệ với Anh? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu sẽ tiếp tục phân tích cùng quý vị.
Vòng đàm phán mới nhất giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit một lần nữa đã thất bại. Theo đó, hai bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung và không đạt được bất cứ tiến triển nào trong loạt vấn đề then chốt. Đại diện cả Anh và EU đều đã bày tỏ thất vọng với kết quả vòng đàm phán thứ 3 này. Thậm chí, Trưởng đoàn đàm phán phía EU còn cảnh báo, hai bên có nguy cơ kết thúc đàm phán trong năm nay mà không có bất cứ thỏa thuận nào đạt được. Thân tích sâu về những bế tắc vẫn tồn tại giữa Anh và EU cũng như dự báo về lộ trình hậu Brexit sắp tới, Phóng viên Đài TNVN trao đổi với bà Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.
Đang phát
Live