VOV1 - Một thỏa thuận lịch sử vừa được ký kết giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh ở London, mở ra một chương mới trong mối quan hệ hậu Brexit.
Anh mới đây bất ngờ thông báo rút khỏi các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit với Cânda do những tranh cãi liên quan tới xuất khẩu thịt bò, ô-tô và phô-mai. Kể từ khi rời EU vào năm 2020, Anh đã cố gắng thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương trên toàn cầu. Tuy nhiên, tiến trình này đang cho thấy không hề dễ dàng, ngay cả đối với các nước đồng minh.
Theo một thông báo được đưa ra ngày 7/9, Vương quốc Anh sẽ tái tham gia chương trình quan sát Trái đất của Liên minh Châu Âu (EU), Copernicus, và chương trình nghiên cứu và đổi mới, Hô-ri-dần Ô-rốp (Horizon Europe) sau nhiều năm bị gián đoạn do bất đồng về việc đàm phán các điều khoản Brexit.
Sau 3 năm rời khởi Liên minh châu Âu (EU), Anh và EU đã chính thức ký thực thi Khung thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa London và Brussels hậu Brexit và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ai-len. Trước đó, hồi cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đạt được nhất trí về Khuôn khổ Windsor. Việc thực thi khuôn khổ Windsor được kỳ vọng sẽ mở đường cho Anh thiết lập mối quan hệ kinh tế gần hơn với Liên minh châu Âu, sau một thời gian nước Anh chịu quá nhiều khó khăn do tác động của Brexit.
Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thoả thuận mới về Bắc Ireland, qua đó mở đường cho hai bên thiết lập mối quan hệ kinh tế thuận lợi hơn sau thời gian Anh dời khỏi EU. Ngay khi được công bố, thoả thuận nhận được nhiều phản ứng tích cực từ dư luận.
Sau những căng thẳng và mâu thuẫn kéo dài thời gian qua, tranh cãi về thương mại giữa Anh và Pháp liên quan đến quyền đánh bắt cá kể từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên lề Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) ở Anh, phía Pháp đã hoãn các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ áp dụng với Anh từ ngày 2/11. Hai bên cũng nhất trí sẽ gặp nhau đàm phán vào ngày mai (4/11) để thống nhất quan điểm. Dù đã có những động thái hạ nhiệt, nhưng theo giới quan sát, liệu các bên đã thực sự thiện chí để hướng tới các thỏa thuận giải quyết bất đồng mâu thuẫn hay chưa, lại là chuyện khác.
Sau hơn nửa năm Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu, căng thẳng giữa hai bên lại bùng phát sau khi chính phủ Anh đề nghị Liên minh châu Âu đàm phán lại các điều khoản thương mại hậu Brexit dành riêng cho vùng Bắc Ireland. Tuy nhiên đến thời điểm này, phía Liên minh châu Âu vẫn giữ quan điểm các thỏa thuận liên quan đến Bắc Ireland là “không thể đàm phán lại”, đồng thời tiến hành các bước đi pháp lý với cáo buộc Anh vi phạm điều khoản của thỏa thuận Brexit. Nghị định thư về Bắc Ireland là một phần của thỏa thuận Brexit mà Anh và Liên minh châu Âu đạt được năm 2020 và đây cũng là nội dung đàm phán khó khăn nhất. Giới phân tích lo ngại, những căng thẳng mới phát sinh liên quan đến vấn đề biên giới Bắc Ireland có thể đe dọa các cam kết khác về Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu, khiến mối quan hệ giữa hai bên thời “hậu Brexit” càng thêm rạn nứt.
Tháo gỡ các nút thắt trong lưu thông hàng hóa.- Thị trường chứng khoán đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.- Quản lý thị trường Vĩnh Phúc liên tục phát hiện và xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá vi phạm luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.- Những phân tích xung quanh câu chuyện Bắc Ireland đe dọa các cam kết Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Từ 10/6, các địa phương trồng vải bắt đầu thu hoạch vải thiều chính vụ.- Cảnh báo thủ đoạn giả cán bộ, nhân viên y tế phát khẩu trang miễn phí có tẩm thuốc mê để chiếm đoạt tài sản của người dân.- Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang mua nửa tỷ liều vắaccine ngừa Covid-19 của Pfizer để chia sẻ với thế giới.- Tranh cãi giữa Liên minh châu Âu và Anh liên quan đến Bắc Ireland trong thỏa thuận Brexit đã kết thúc trong bế tắc, đe dọa phủ bóng đen lên Thượng đỉnh G7 tại Anh.- Bình luận: Giảm ngay họp hành, hội nghị không cần thiết.
Câu chuyện Scotland đòi tách ra khỏi Vương quốc Anh một lần nữa lại trở thành chủ đề “nóng” tại Xứ sở sương mù khi đảng ủng hộ độc lập của Scotland vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội. Chiến thắng của Đảng Quốc gia Scotland có khả năng tạo tiền đề cho một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của vùng đất này. Thực chất việc Scotland đòi độc lập khỏi Anh không phải là mới nhưng thời gian qua chủ đề Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) đã “phủ bóng” lên mọi chương trình nghị sự lẫn sự quan tâm của người dân Anh. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, đa số cử tri Scotland không muốn ly khai nhưng khi đó chưa có Brexit. Giờ đây, Anh đã rời khỏi EU, vai trò và chỗ đứng của Anh tại châu Âu đã có sự thay đổi, vì thế, giới chức vùng Scotland đã bắt đầu đánh tiếng về cuộc bầu cử độc lập lần 2.
Đang phát
Live