Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thế giới-COP26, đang diễn ra ở Anh, Ấn Độ, một trong ba nước có lượng khí phát thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới vừa đưa ra cam kết đến năm 2070, nước này sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Đồng thời sẽ giảm 45% cường độ carbon của nền kinh tế vào năm 2030. Tuyên bố này của Thủ tướng Ấn Độ đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận khi mà ngay trước khi khai mạc COP26, nước này đã từ chối công bố mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0. Vậy, những cam kết đầy tham vọng của Ấn Độ có ý nghĩa như thế nào với thế giới trong bối cảnh COP26 chính là cơ hội cuối cùng và tốt nhất để cứu hành tinh?
Chuẩn bị tâm lý và điều kiện an toàn cho trẻ sẵn sàng quay trở lại trường học.- Lắng nghe khúc nhạc của cây.- Tâm huyết xây dựng thương hiệu cho làng nghề ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.- Madagascar-nơi duy nhất trên thế giới có nạn đói không phải do xung đột mà do biến đổi khí hậu toàn cầu.- Bóng đá châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình về chính sách phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế tập thể, hợp tác xã.- Dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Vương Quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu; đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm chuyên gia về xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Hà Nội sẵn sàng các tình huống khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để có sự chuẩn bị cao hơn, không bị động, bất ngờ.- U23 Việt Nam và U23 Myanmar đang gặp nhau trong trận quyết định ngôi nhất bảng I vòng loại U23 châu Á 2022.
Những ý kiến xung quanh đề xuất thu phí ô tô vào Hà Nội.- Câu chuyện về Bóng đá Châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.- Kỹ sư nông nghiệp biến cây dại thành sản phẩm OCOP 4 sao.
- Việt Nam - Lào: Giữ lửa trong mọi lĩnh vực hợp tác với điểm nhấn là hợp tác vùng biên - Thanh niên Việt Nam nỗ lực hành động chống biến đổi khí hậu - Cuộc thi tìm hiểu “Biên cương Tổ quốc tôi”
Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đối khí hậu bắt đầu từ hôm nay tại Anh. Hội nghị được kỳ vọng sẽ đi vào lịch sử như một dấu mốc thành công với việc đạt được các mục tiêu lớn để ngăn trái đất ấm lên.- Từ hôm nay, hành khách đi tàu hỏa chỉ khai báo di chuyển trên ứng dụng PC-COVID mà không cần khai theo mẫu phiếu thông tin hành khách.- Nhiều địa phương lên kế hoạch tiêm vắcxin cho trẻ em trong nhóm tuổi từ 12 đến 17 song song với việc chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học trực tiếp từ đầu tháng 11 tới.- Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đạt thỏa thuận về mức thuế tối thiểu, gia hạn nợ cho nước nghèo và cung cấp vắc-xin cho 70% dân số thế giới.- Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất trở thành quốc gia thứ tư trong 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trục xuất Đại sứ Li-băng nhằm phản đối phát ngôn của một Bộ trưởng nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu lên đường tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đối khí hậu (COP26), thăm làm việc tại Vương quốc Anh và thăm chính thức Cộng hòa Pháp.- Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP 26, thăm làm việc tại Anh, PV Đài TNVN có bài viết nhan đề: Việt Nam chủ động, tích cực tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu.- Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc công nhận hộ chiếu vắc xin và trình phương án nối lại đường bay quốc tế trước ngày 5/11.- Hành khách đi tàu chỉ cần khai báo điện tử bằng ứng dụng PC-COVID.- UBND TP Thủ Đức (TPHCM) chính thức khởi công dự án 1.000 nhà ở xã hội cho công nhân với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng.- Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 đạt thỏa thuận về mức thuế tối thiểu và cung cấp vắc-xin cho 70% dân số thế giới.- Căng thẳng vùng Vịnh tiếp tục gia tăng khi Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất đã rút tất cả các nhà ngoại giao của nước này cũng như cấm công dân tới Li-băng.
Làm sao để thi đua – khen thưởng thực tế hơn, trách “bệnh thành tích”?- Đà Nẵng sẵn sàng mở cửa đón khách du lịch.- Chuyện những nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu- góp gió thành bão.
Việt Nam hiện có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á. Không chỉ giúp thúc đẩy các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó, các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng sống xanh, thông qua việc sử dụng nhãn sinh thái, ưu tiên những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm không sử dụng túi nilon hay đồ nhựa.
Đang phát
Live