- Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với Phó Bí thưc thành ủy Hà Nội Nguyễn Đức Chung để làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương yêu cầu gỡ bỏ ngay các sản phẩm gắn hình bản đồ Việt Nam mà không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.- Thêm 33 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Đà Nẵng âm tính với viruts SARS- CoV2.- Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan y tế Nga đang thảo luận về quy trình để tổ chức này có thể sơ tuyển vắc xin COVID-19, sau khi Nga tuyên bố đã sản xuất thành công vắc-xin ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
- Vàng lập đỉnh gần 51 triệu đồng một lượng, thận trọng đầu tư “lướt sóng".- Đề xuất của Bộ Công Thương về việc sẽ tồn tại song song 2 phương án biểu giá bán lẻ điện: Cụ thể theo phương án biểu giá điện 5 bậc thang và phương án 1 giá điện - Những vấn đề đặt ra.- Chưa đủ căn cứ xác định lô nhôm trị giá 4,3 tỷ đô la Mỹ gian lận xuất xứ.- Singapore tiến hành cuộc bầu cử đặc biệt giữa dịch Covid-19.- Cảnh báo nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tăng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.- Cần nhân rộng các lớp dạy kĩ năng an toàn trong môi trường nước.- Những cảnh báo từ nguy cơ virus Sars-CoV-2 lây lan trong không khí.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, đến ngày 31/12 năm nay, dự án BOT nào chưa thu phí tự động sẽ bị dừng thu phí.- Bộ Công thương cảnh báo người dân tránh sập “bẫy” huy động vốn theo hình thức đa cấp trên thương mại điện tử.- Đã bắt được Triệu Quân Sự, phạm nhân trốn trại ở Quảng Ngãi.- Chính phủ Nhật Bản quyết định tái khởi động nền kinh tế, nới lỏng việc nhập cảnh đối với công dân một số nước, trong đó có công dân Việt Nam.- Iran tuyên bố phóng thành công tên lửa hành trình thế hệ mới.
- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo khách hàng khi mua căn hộ chung cư condotel.- Kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng.- Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn 450 tỷ đồng tại Nhiệt điện Hải Phòng.
- Tiếp tục các giải pháp thúc đẩy kinh tế hậu Covid.- Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ về những việc cần làm ngay, để chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi.- Thị trường xuất khẩu gạo ổn định, giá tốt, kích thích người dân và doanh nghiệp.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử.- Bộ Công thương triển khai hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).- Thêm 3 ca mắc Covid-19 khỏi bệnh, Việt Nam đã điều trị thành công 305 trong tổng số 328 trường hợp mắc Covid-19.- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, nhiều nước trong đó có Việt Nam có nhiều hành động thiết thực, nhiều lời kêu gọi chung tay hành động vì một hành tinh xanh, một hành tinh khỏe mạnh.- Trung Quốc tuyên bố, trừng phạt của Mỹ đối với Hong Kong không gây ảnh hưởng thực chất đối với vùng lãnh thổ này.- Thế giới cam kết đóng góp gần 9 tỷ đô la Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh vắc-xin toàn cầu năm nay.
Trong ngày khai mạc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội chính thức xem xét, thảo luận và sẽ thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, từ đó tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo chuỗi cung ứng mới. Hiện, các nước đang cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt đang diễn ra rất mạnh tại EU nhất là trong bối cảnh ứng phó với những thay đổi do đại dịch Covid-19. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, dự kiến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU sẽ được hưởng lợi lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn thách thức? Doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy tắc khác nhau về hàng rào kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ... của Liên minh châu Âu. Phóng viên Văn Hiếu có cuộc trao đổi với ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương để làm rõ hơn nội dung này.
- Chính phủ Nhật Bản quyết định hỗ trợ cho cả công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Đây là khẳng định của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong cuộc điện đàm về công tác phòng chống dịch Covid-19 với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều nay.- Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp đưa hàng hóa sang thị trường Trung Quốc cần chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng lên biên giới phía Bắc phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.- Nhiều trường học thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong ngày đầu tiên cho học sinh đi học trở lại. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh ở Hà Nội đi học đạt hơn 99%.- Liên minh Châu Âu cho rằng làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 đầu tiên ở châu Âu đã qua đỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn 5 quốc gia ở khu vực này chưa đạt đỉnh dịch, trong đó có Anh.- Nước Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại.
- Tái cơ cấu, khai thông thị trường trong bối cảnh “bình thường mới”.- Đổi mới phương thức kinh doanh để vực dậy và phát triển sau khi hết dịch.- Café Doanh nhân: Trò chuyện với doanh nhân Hà Anh Tuấn về “Thời cơ của thương mại điện tử và trách nhiệm xã hội của các doanh nhân lĩnh vực này”.
Hiện nay, có tới hơn 210 quốc gia đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19, trong đó cả 10 nền kinh tế lớn của thế giới - cũng là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam đang là những “tâm dịch”. Việt Nam phải làm gì để phát triển kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” - nghĩa là khi cả nước đã nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, vừa tập trung phòng, chống dịch covid-19, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội?
Đang phát
Live