Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Báo cáo chính trị của Đảng đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng” theo hướng bền vững, phải “xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, vững mạnh, gồm những ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghệ thông minh” cũng như khẳng định vai trò của công tác hội nhập kinh tế quốc tế… Chuyên mục Câu chuyện thời sự số đầu tiên của năm mới Tân Sửu hôm nay có chủ đề: “Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm 2021 và giai đoạn tới” - qua phỏng vấn giữa PV Nguyên Long
- Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm nay và giai đoạn tới.- Thế khó của NATO với quyết định rút quân khỏi Afganistan.- Nông dân xuống đồng: sản xuất đi đôi với phòng, chống dịch.- Công nghệ thực tế ảo: Cơ hội cho các gia đình ly tán do chiến tranh Triều Tiên.
Đối ngoại là điểm sáng trong những thành tựu chung của cả nước năm 2020, góp phần tạo dựng môi trường thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam.- Giá rét vẫn bao trùm các tỉnh miền Bắc và bắc trung bộ. Đã ghi nhận những thiệt hại đầu tiên trong ngành nông nghiệp.- Bộ đội biên phòng tăng cường lực lượng chốt chặn các vùng biên giới ngăn chặn người nhập cư trái phép.- Hôm nay Việt Nam thử nghiệm vacxin Nanocovax ngừa Covid-19 ở liều cao nhất nhằm dò liều tối ưu của giai đoạn 1.- Phe Dân chủ tại Hạ viện chính thức giới thiệu nghị quyết luận tội Tổng thống Donald Trump.- Trong Chương trình, BTV Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về những kết quả nổi bật của ngành công thương nhiệm kỳ 5 năm qua.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục phát huy cỗ xe tam mã, gồm: xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư với quy mô lớn hơn để nước ta đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 này.- Chủ trì cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành địa phương chấn chỉnh ngay quy trình cách ly, đặc biệt cơ chế giao nhận người cách ly tập trung.- Cầu Thăng Long chính thức thông xe sau 5 tháng sửa chữa.- Chuyên mục “Vì một Việt Nam hùng cường” đề cập vai trò của đối ngoại – Điểm sáng trong những thành tựu chung của đất nước.- Quốc hội Mỹ chính thức xác nhận ông Joe Biden là Tổng thống hợp hiến thứ 46 của nước này. Dù không hài lòng với kết quả cuộc bầu cử vừa qua, nhưng Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tuyên bố, sẵn sàng chuyển giao quyền lực trong trật tự vào ngày 20/1 tới.
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tiếp tục vượt mốc 500 tỷ USD (ước đạt 543,9 tỷ USD) cao hơn khoảng 27 tỷ USD so với năm 2019. Tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 5,1%, trong đó riêng xuất khẩu tăng trưởng 6,5% so với năm 2019. Xuất siêu đạt hơn 19 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Những con số này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Điều gì đã giúp cho Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở lên tới 200% GDP đạt được những thành công như vậy - đặc biệt trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 này? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại những giải pháp quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thực thi các giải pháp này, đặc biệt là việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, qua trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với phóng viên Nguyên Long ngay sau đây:
- Chủ trì cuộc làm việc với ngành dệt may, da giày Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký để thúc đẩy xuất khẩu.- Bộ Tài chính vừa đề xuất gia hạn thêm 6 tháng đối với 21 khoản phí, lệ phí đã được điều chỉnh giảm trong năm nay.- Bộ Công Thương cảnh báo: các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu có nguy cơ vượt ngưỡng áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020.- Anh, Pháp, Đức và Italia cảnh báo, sẽ áp lệnh trừng phạt với bất kỳ bên nào cản trở tiến trình hòa bình tại Libi.- Tòa án Hồng Kông, Trung Quốc xét xử Hoàng Chi Phong – người được coi là thủ lĩnh phòng trào ô dù về các tội danh tụ tập trái phép và gây rối vào tháng 6 năm ngoái.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao 5 nhiệm vụ quan trọng cho Tân Thống đốc ngân hàng nhà nước và ngành ngân hàng, trong đó có yêu cầu: vừa hạn chế nợ xấu gia tăng, vừa giảm nợ xấu đang có và cần đặt mục tiêu Việt Nam có ngân hàng lọt vào tốp đầu các ngân hàng tốt nhất khu vực.- Chiều tối nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế họp bàn để nối lại hoạt động tìm kiếm 12 công nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3, trong đó ưu tiên triển khai các giải pháp tạo thuận lợi việc tìm kiếm dưới lòng suối Rào Trăng.- Bộ Công Thương yêu cầu thu hồi ngay sản phẩm rượu nếp, hầm rượu Việt. Đây là loại rượu khiến 7 người bị ngộ độc, trong đó 1 trường hợp tử vong, tính từ tháng 10 đến nay.- Thế giới có thêm một vắc-xin ngừa Covid-19 được công bố có mức độ hiệu quả lên đến hơn 94%.
Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành đầu tháng 9/2014. Sau tròn 6 năm ban hành và triển khai, Nghị định 83/2014 là cơ sở pháp lý để Liên Bộ Công thương - Tài chính điều hành xăng dầu trong nước, đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất, tiêu dùng, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong kinh doanh xăng dầu. Đến nay, với sự thay đổi cơ cấu nguồn cung, số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, làm tăng tính cạnh tranh. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do dẫn đến có nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi thuế quan… Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi Nghị định 83 cho phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước. Và, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan… và hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83 trình Chính phủ trong tháng 9 này. “Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83/CP về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?”. Đây cũng là chủ đề bàn luận với khách mời là ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (đại diện Cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định 83/CP).
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão số 4.- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch thống nhất không cho phép xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.- Bộ Công thương họp bàn về giá điện, đề xuất rút phương án một giá và tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi biểu giá điện 5 bậc thang cho phù hợp hơn.- Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tại Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút khi hôm nay đảng Dân chủ khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 49.- Tiến trình hòa bình cho Trung Đông lại một lần nữa rơi vào bế tắc khi quân đội Israel lại tấn công Dải Gaza.
Bộ Công Thương vừa ra Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” để sửa đổi, thay thế cho Quyết định số 28 đã ban hành được hơn 6 năm (từ ngày 07/4/2014). Mặc dù khẳng định các phương án này đã được lấy ý kiến rộng rãi nhiều đối tượng liên quan, thế nhưng, ngay sau khi Dự thảo được công bố, rất nhiều chuyên gia cho rằng, các phương án này không những chưa giải quyết được tình trạng búc xúc của nhiều hộ sử dụng điện sinh hoạt khi hóa đơn tiền điện “tăng sốc” ở một số thời điểm, mà còn làm tăng thêm mối nghi ngờ về cách tính giá điện - vốn đang tồn tại nhiều bất cập thời gian qua. Bình luận “Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt: Càng sửa càng rối” của BTV Nguyên Long đề cập:
Đang phát
Live