Cộng đồng người dân tộc thiểu số ở huyện miền núi cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế có truyền thống văn hóa tốt đẹp. Tuy nhiên, ở đây có những hủ tục hết sức kỳ bí như tự đẽo quan tài cho mình, tục thách cưới, cải táng, hôn nhân cận huyết thống. Điều đáng mừng là thời gian gần đây, trình độ dân trí ngày càng nâng lên, những hủ tục đó dần được đẩy lùi theo hướng tích cực.
Ngày càng nhiều người dân được cứu sống kịp thời tại tuyến y tế cơ sở do trước đó các y bác sĩ bệnh viện tuyến dưới được tuyến trên chuyển giao kỹ thuật “cầm tay chỉ việc”. Đó cũng là kết quả của Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (viết tắt là Đề án 1816) được Bộ Y tế triển khai từ năm 2008. Trải qua 15 năm thực hiện, Đề án này đang tiếp tục khẳng định sự cần thiết khi y học ngày càng phát triển, nhiều kỹ thuật mới ra đời và chất lượng chuyên môn giữa tuyến trên với tuyến dưới vẫn còn một khoảng cách khá xa. Vậy Đề án 1816 giúp bệnh viện tuyến dưới nâng cao năng lực như thế nào? Người dân được hưởng những lợi ích gì từ Đề án này? PGS, TS, bác sĩ Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Đào tạo- Chỉ đạo tuyến cùng bàn luận về vấn đề này.
Hôm nay 9/12, tại tỉnh Hậu Giang, Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh miền Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024.
Giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng mới đạt 59% kế hoạch năm.- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 6-6,5% là nhiệm vụ khó.- Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng với Trái phiếu doanh nghiệp.
Dù đã nghỉ công tác nhiều năm nhưng hàng chục cán bộ ở xã Tân Thuận Bình (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đến nay vẫn chưa nhận tiền trợ cấp theo quy định gây bức xúc đối với các cá nhân được thụ hưởng chế độ này.
Với vai trò, trách nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chị Lưu Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tư pháp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã gắn bó với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại mảnh đất này và trở thành "chú ong thợ" ngày ngày “thức khuya, dậy sớm” đem những kiến thức pháp luật đến với từng người dân nơi đây
Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 73 về khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Nghị định được kỳ vọng khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ đùn đẩy trách nhiệm hoặc làm việc cầm chừng do sợ sai.
Hôm nay, CT QH Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Thái Lan theo lời mời của Chủ tịch QH nước này-Bộ Công thương khẳng định, với phương án giá điện sinh hoạt rút xuống 5 bậc, chỉ 2% số hộ dùng phải trả hóa đơn tiền điện nhiều hơn-Bộ GD&ĐT ủng hộ đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý, đảm bảo quyền lợi người học và thầy cô-Hà Nội sắp hoàn thành rà soát đấu giá ba mỏ cát gần 1700 tỷ đồng để báo cáo Thủ tướng Chỉnh phủ-LHQ cảnh báo nguy cơ tội ác tàn bạo gia tăng ở Dải Gaza khi chiến sự giữa Israel và lực lượng Hamas vẫn tiếp diễn -UNESCO công nhận nghệ thuật hát opera của Italia và nghệ thuật bolero là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại-Ca sỹ Taylor Swift được tạp chí Time bình chọn là 'Nhân vật của năm'.
Một trong ba vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, đó là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững. Trong bối cảnh tình hình mới có nhiều biến động, trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng phức tạp từ thực tiễn cuộc sống, hệ thống pháp luật chịu những tác động gì và cần hoàn thiện như thế nào? Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan “gác cổng” trong xây dựng và triển khai thi hành pháp luật cần được xác định như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm, thành phố Lạng Sơn đưa vào hoạt động phố đi bộ Kỳ Lừa. Sau hơn 3 năm, Phố đi bộ đã trở thành điểm hẹn văn hóa xứ Lạng, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đồng thời quảng bá hình ảnh văn hóa, con người thành phố Lạng Sơn tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đang phát
Live