Trong nhiều lần về thăm và làm việc với các địa phương ĐBSCL, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn căn dặn và tin tưởng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ĐBSCL phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của phong trào “đồng khởi”, khí phách anh hùng “Thành đồng Tổ quốc" và phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người miền Tây. Cùng với đó, tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn – thế mạnh riêng có của vùng ĐBSCL trù phú.
Một nhà lãnh đạo yêu nước, thương dân, có tầm nhìn chiến lược; một người cộng sản chân chính; một nhà ngoại giao lỗi lạc; một vị chính khách liêm khiết, uy tin… là những ngôn từ mà bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Những giờ qua, bạn bè quốc tế liên tục bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và hồi nhớ lại những ký ức về nhà lãnh đạo Việt Nam – người làm cầu nối, nâng tầm mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo, nhà văn hóa, một nhân cách lớn của dân tộc đã ra đi, song nỗi niềm đau đáu của ông cho sự nghiệp văn hóa, phát triển đất nước sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho những người ở lại, cho các thế hệ hôm nay và mai sau…
Trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, có một lực lượng đặc biệt hoạt động ngay trong lòng đô thị Sài Gòn- lực lượng Biệt động Sài Gòn- đã đóng góp rất lớn cho chiến thắng cuối cùng. Năm 2018, dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chọn đến thăm gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai, nơi từng là căn cứ cách mạng và nay được gia đình xây dựng thành một trong những di tích Bảo tàng Biệt động Sài Gòn- Gia Định. Chuyến thăm thể hiện tình cảm, sự trân trọng của Tổng Bí thư đối với lịch sử, với những cống hiến, hy sinh của nhân dân cho cách mạng và để lại trong lòng các gia đình thế hệ sau của lực lượng Biệt động Sài Gòn sự yêu mến, kính trọng.
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào nói chung, tại thủ đô Vientiane nói riêng là một trong những cộng đồng vinh dự được nhiều lần đón và gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm và làm việc tại Lào. Vì vậy, trong ký ức của người Việt Nam tại Lào luôn khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư thật gần gũi, giản dị và thương yêu bà con.
"Mất mát không thể nào bù đắp" - là chia sẻ chung của người dân làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội khi nói về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng.
Báo chí Campuchia những ngày qua đã liên tục đưa tin đậm nét về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần, cùng những đánh giá bày tỏ lòng khâm phục và ngưỡng mộ nhân cách của Tổng Bí thư, cũng như những thành tựu về đối nội và đối ngoại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư.
Với tất cả niềm kính trọng và sự ngưỡng mộ đặc biệt dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014, ông Reda El Taify khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo vĩ đại và kiệt xuất của Việt Nam - người đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phồn thịnh của Việt Nam, nâng cao vai trò vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Trong lưu bút khi đến viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau, Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau học tập Bác Hồ. Trong suy nghĩ của nhiều người dân Cà Mau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hình mẫu học tập Bác.
Đang phát
Live